Khắc phục ùn tắc giao thông tại 2 thành phố lớn
21:25, ngày 23-10-2015
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có Công điện yêu cầu khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian qua, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại một số khu vực, trên một số tuyến đường trục chính ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội và môi trường của thành phố.
Nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới cá nhân, sự bất cập về năng lực và hiệu quả của hệ thống dịch vụ vận tải công cộng, đặc biệt là sự gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng ô tô khi trời mưa, sự suy giảm năng lực thông hành của một số tuyến đường do bị úng ngập cục bộ hoặc có các công trình trọng điểm đang thi công... trong khi không có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông phù hợp.
Để kịp thời khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- Khẩn trương rà soát, kiểm tra các dự án xây dựng đang sử dụng lòng đường để thi công, điều chỉnh phương án tổ chức thi công, giảm thiểu việc chiếm dụng lòng đường để tổ chức thi công; tại những đoạn tuyến, nút giao có nhu cầu đi lại lớn, cần giải phóng lòng đường ưu tiên cho phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm, tổ chức thi công vào ban đêm, trong các khung giờ thấp điểm; chấm dứt không để tình trạng dự án chiếm dụng lòng đường mà không tổ chức thi công.
- Khẩn trương công bố bản đồ về địa điểm, thời gian xảy ra hiện tượng ngập úng do triều cường; bổ sung thông tin dự báo về các khu vực, các tuyến đường nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ theo lưu lượng mưa.
- Điều chỉnh lộ trình, tần suất hợp lý của các tuyến xe buýt để tránh các khu vực bắt buộc phải thu hẹp lòng đường để tổ chức thi công hoặc do ngập úng cục bộ nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin cập nhật kịp thời về tình hình giao thông, các phương án di chuyển tránh khu vực ùn tắc giao thông đến đông đảo người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, điện thoại di động và mạng xã hội.
- Tổ chức giao thông hợp lý với các giải pháp tối ưu hóa đèn tín hiệu; phân làn, phân luồng phù hợp với cơ cấu phương tiện giao thông trên đường (chú trọng đến tỷ lệ ô tô, xe máy); giảm thiểu việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe cá nhân trong các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường có nhu cầu giao thông lớn; có phương án tổ chức giao thông chi tiết cho các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thưc hiện các giải pháp về kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2008 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ.
- Hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông qua Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
2. Bộ Công an chỉ đạo Công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông; kết hợp chặt chẽ giữa xử lý vi phạm và tuyên truyền, giáo dục người tham gia giao thông.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc hai thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2008 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ và các giải pháp phát triển hài hoà các phương thức vận tải trong đô thị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 148/VPCP-KTN ngày 27-1-2014.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hướng dẫn người dân đi lại theo các quy tắc giao thông; cảnh báo các nguy cơ ách tắc giao thông sớm; biểu dương gương người tốt, việc tốt, hành vi tốt khi có ùn tắc giao thông.
5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nghiên cứu ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt; khẩn trương có văn bản hướng dẫn về áp dụng giá dịch vụ thay cho phí trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ tại các Dự án đầu tư công trình trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ bằng nguồn vốn xã hội hoá.
6. Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì công tác kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân hai thành phố tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổng hợp./.
Nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới cá nhân, sự bất cập về năng lực và hiệu quả của hệ thống dịch vụ vận tải công cộng, đặc biệt là sự gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng ô tô khi trời mưa, sự suy giảm năng lực thông hành của một số tuyến đường do bị úng ngập cục bộ hoặc có các công trình trọng điểm đang thi công... trong khi không có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông phù hợp.
Để kịp thời khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- Khẩn trương rà soát, kiểm tra các dự án xây dựng đang sử dụng lòng đường để thi công, điều chỉnh phương án tổ chức thi công, giảm thiểu việc chiếm dụng lòng đường để tổ chức thi công; tại những đoạn tuyến, nút giao có nhu cầu đi lại lớn, cần giải phóng lòng đường ưu tiên cho phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm, tổ chức thi công vào ban đêm, trong các khung giờ thấp điểm; chấm dứt không để tình trạng dự án chiếm dụng lòng đường mà không tổ chức thi công.
- Khẩn trương công bố bản đồ về địa điểm, thời gian xảy ra hiện tượng ngập úng do triều cường; bổ sung thông tin dự báo về các khu vực, các tuyến đường nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ theo lưu lượng mưa.
- Điều chỉnh lộ trình, tần suất hợp lý của các tuyến xe buýt để tránh các khu vực bắt buộc phải thu hẹp lòng đường để tổ chức thi công hoặc do ngập úng cục bộ nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin cập nhật kịp thời về tình hình giao thông, các phương án di chuyển tránh khu vực ùn tắc giao thông đến đông đảo người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, điện thoại di động và mạng xã hội.
- Tổ chức giao thông hợp lý với các giải pháp tối ưu hóa đèn tín hiệu; phân làn, phân luồng phù hợp với cơ cấu phương tiện giao thông trên đường (chú trọng đến tỷ lệ ô tô, xe máy); giảm thiểu việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe cá nhân trong các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường có nhu cầu giao thông lớn; có phương án tổ chức giao thông chi tiết cho các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thưc hiện các giải pháp về kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2008 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ.
- Hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông qua Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
2. Bộ Công an chỉ đạo Công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông; kết hợp chặt chẽ giữa xử lý vi phạm và tuyên truyền, giáo dục người tham gia giao thông.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc hai thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2008 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ và các giải pháp phát triển hài hoà các phương thức vận tải trong đô thị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 148/VPCP-KTN ngày 27-1-2014.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hướng dẫn người dân đi lại theo các quy tắc giao thông; cảnh báo các nguy cơ ách tắc giao thông sớm; biểu dương gương người tốt, việc tốt, hành vi tốt khi có ùn tắc giao thông.
5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nghiên cứu ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt; khẩn trương có văn bản hướng dẫn về áp dụng giá dịch vụ thay cho phí trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ tại các Dự án đầu tư công trình trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ bằng nguồn vốn xã hội hoá.
6. Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì công tác kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân hai thành phố tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổng hợp./.
Từ ngày 5-11, tiếp tục tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (23/10/2015)
Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”  (23/10/2015)
Về công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm qua và các giải pháp đồng bộ cần thực hiện thời gian tới  (23/10/2015)
Về công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm qua và các giải pháp đồng bộ cần thực hiện thời gian tới  (23/10/2015)
Tỉnh Moskva (Liên bang Nga) thúc đẩy hợp tác với các địa phương Việt Nam  (22/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển