Nhật Bản dỡ bỏ thuế quan cho hơn 95% hàng nhập khẩu theo TPP
00:02, ngày 21-10-2015
Chính phủ Nhật Bản ngày 20-10-2015 thông báo sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào 95,1% hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đạt được thỏa thuận gần đây.
Theo Bộ trưởng Kinh tế phụ trách TPP của Nhật Bản, Akira Amari, mức dỡ bỏ thuế theo TPP là gần 100%. Tuy nhiên, mức thuế mà Nhật Bản dỡ bỏ theo TPP vượt so với mức 88,4% theo các hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản với Philippines và với Australia - mức miễn thuế lớn nhất trong số các hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này.
Mức độ dỡ bỏ thuế của Nhật Bản theo TPP là thấp hơn 11 nước thành viên khác, khi thuế áp vào một số nông sản nhạy cảm vẫn được duy trì. Trong số 586 sản phẩm, khoảng 30% sản phẩm sẽ được miễn thuế.
Nhưng mặt khác, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ ngay thuế quan đánh vào 95,3% số sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước thành viên khác, trong khi các nước thành viên khác sẽ miễn thuế đối với 86,9% số sản phẩm mà Nhật Bản xuất khẩu khi TPP có hiệu lực.
Bộ trưởng Amari bác bỏ quan ngại rằng người nông dân Nhật Bản có thể đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn về giá khi nông sản nhập khẩu giá rẻ ào ạt đổ vào.
Ông cho biết khối lượng hàng nông sản nhập khẩu được miễn thuế đặc biệt là thấp và Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nhập khẩu các sản phẩm này để đáp ứng cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu TPP có phù hợp với nghị quyết được Ủy ban Quốc hội thông qua năm 2013, đề xuất rằng năm loại nông sản chủ lực là gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, đường và các sản phẩm bơ sữa cần nằm ngoài danh sách dỡ bỏ thuế hay không.
TPP bao trùm một khu vực chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Các nước tham gia sẽ cần phải hoàn tất văn bản thỏa thuận để chính thức ký trước khi thông qua lần cuối./.
Mức độ dỡ bỏ thuế của Nhật Bản theo TPP là thấp hơn 11 nước thành viên khác, khi thuế áp vào một số nông sản nhạy cảm vẫn được duy trì. Trong số 586 sản phẩm, khoảng 30% sản phẩm sẽ được miễn thuế.
Nhưng mặt khác, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ ngay thuế quan đánh vào 95,3% số sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước thành viên khác, trong khi các nước thành viên khác sẽ miễn thuế đối với 86,9% số sản phẩm mà Nhật Bản xuất khẩu khi TPP có hiệu lực.
Bộ trưởng Amari bác bỏ quan ngại rằng người nông dân Nhật Bản có thể đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn về giá khi nông sản nhập khẩu giá rẻ ào ạt đổ vào.
Ông cho biết khối lượng hàng nông sản nhập khẩu được miễn thuế đặc biệt là thấp và Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nhập khẩu các sản phẩm này để đáp ứng cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu TPP có phù hợp với nghị quyết được Ủy ban Quốc hội thông qua năm 2013, đề xuất rằng năm loại nông sản chủ lực là gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, đường và các sản phẩm bơ sữa cần nằm ngoài danh sách dỡ bỏ thuế hay không.
TPP bao trùm một khu vực chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Các nước tham gia sẽ cần phải hoàn tất văn bản thỏa thuận để chính thức ký trước khi thông qua lần cuối./.
Việt Nam lạc quan về quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn với Mỹ  (21/10/2015)
Việt Nam kiến nghị một số giải pháp với vấn đề di cư tại IPU-133  (20/10/2015)
Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015  (20/10/2015)
Cử tri gửi Quốc hội nhiều kiến nghị giải quyết các vấn đề hệ trọng  (20/10/2015)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Lào  (20/10/2015)
Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 10 của Chủ tịch Quốc hội  (20/10/2015)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay