Phát huy hơn nữa thế mạnh của ngành khoa học xã hội và nhân văn
Dự lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống (1945-2015), 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) ngày 06-10, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai cho nhà trường.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự tri ân đối với các thầy cô giáo, các nhà khoa học, quản lý hoạt động trong lĩnh vực xã hội và nhân văn đóng góp tâm sức, trí tuệ để phát triển nền khoa học Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định một trong những đặc trưng và cũng là thế mạnh của khoa học xã hội và nhân văn là luôn đồng hành, gắn bó chặt chẽ với đời sống xã hội, vận mệnh của quốc gia, của dân tộc. Các thầy giáo, cô giáo, nhà khoa học, các sinh viên là những người tiên phong trong việc động viên thế hệ trẻ, động viên toàn xã hội phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa khát vọng quyết tâm chung sức đồng lòng để đất nước mạnh lên về mọi mặt.
Theo Phó Thủ tướng, một trong những chức năng hàng đầu của các nhà giáo, nhà khoa học và các sinh viên là trực tiếp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thông qua các hoạt động giảng dạy nghiên cứu cũng như bằng việc nêu gương trong cuộc sống, cần làm cho giá trị văn hóa thấm sâu, tỏa rộng trong mọi lĩnh vực đời sống, trong mọi mối quan hệ, để mỗi người đều trân trọng và luôn nỗ lực vươn tới giá trị chân-thiện-mỹ, luôn đấu tranh để vượt lên chiến thắng cái ác, cái xấu, cái sai trái.
Một trong những trọng trách của khoa học xã hội và nhân văn là đóng góp những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng với các cơ sở nghiên cứu đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước cần là những điểm sáng về xây dựng con người Việt Nam trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo và thực hiện hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước để xây dựng được ngôi trường làm việc thật sự văn hóa và nhân văn. Ở đó mọi tài năng, mọi ý tưởng sáng tạo đều được nâng niu, trân trọng và tạo điều kiện tốt nhất.
Với nhận thức thực sự sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng sống còn của khoa học và công nghệ, đặc biệt khoa học xã hội và nhân văn cũng rất cần có những quyết sách cụ thể của Nhà nước, về cơ chế và phân bổ nguồn lực để Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như hệ thống nghiên cứu đào tạo có được những điều kiện cần thiết để hoàn thành sứ mạng của mình.
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành đại học nghiên cứu chất lượng cao hàng đầu của Việt Nam và có vị thế ngày càng cao trong hệ thống đại học khu vực và trên thế giới.
Trong 70 năm qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đào tạo được hàng vạn cử nhân, hàng ngàn thạc sỹ và tiến sỹ; đào tạo tiếng Việt và chuyên môn cho hơn năm nghìn lưu học sinh. Hiện nay, trường có 24 ngành đào tạo bậc đại học, sáu chương trình đào tạo chất lượng cao, 129 chương trình đào tạo bằng kép. Công tác đào tạo sau đại học có bước phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và chất lượng. Mỗi năm, trường đào tạo khoảng trên 150 nghiên cứu sinh, trong có có khoảng 20 học viên nước ngoài. Tỷ trọng quy mô đào tạo sau đại học trên tổng quy mô đào tạo chính quy vào khoảng 37%.
Toàn trường có 351/370 giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó có 199 tiến sỹ, có 6 giáo sư và 91 phó giáo sư; có 100 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh và 11 người là học viên cao học.
Công tác nghiên cứu khoa học của trường đã có sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu. Điểm nổi bật trong hoạt động này là hiệu quả tham gia các chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước. Số đề tài cấp Nhà nước và Nghị định thư giai đoạn 2009-2015 là 22 đề tài, chưa kể 8 đề tài thuộc đề án biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam, 1 đề tài về Lịch sử Chính phủ và 2 đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ Tây Bắc đang hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng nghiên cứu trong năm 2015.
Hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Các chương trình hợp tác quốc tế không chỉ hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn góp phần nâng cao vị thế của nhà trường. Trường đã thu hút và đa dạng hóa được các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển. Điều đáng chú ý là, hoạt động này không chỉ phát triển về quy mô mà còn thực sự phát huy hiệu quả và có chiều sâu.
Tính đến nay, trường đã ký 200 hiệp định hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế, trong đó có nhiều trường đại học nổi tiếng như: Đại học Princeton, Đại học San José State, Đại học Utah (Hoa Kỳ), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva (Liên bang Nga), Đại học Nanyang (Singapore).../.
Thủ tướng thay đổi 3 thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính  (07/10/2015)
Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ  (07/10/2015)
Ngày làm việc thứ hai: Trung ương thảo luận tình hình kinh tế-xã hội  (07/10/2015)
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập  (06/10/2015)
Việt Nam tham dự khóa họp lần thứ 55 Đại Hội đồng WIPO  (06/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên