Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đang có cơ hội hợp tác to lớn
Tọa đàm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức.
Tham dự có gần 60 đại diện lãnh đạo của hàng chục công ty, tập đoàn lớn của Mỹ, trong đó có General Electric, Wal-Mart (siêu thị, bán lẻ), Pfizer (dược phẩm), Cargill (thương mại, nông nghiệp),...
Đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước cũng tích cực tham dự Tọa đàm và kết nối hợp tác với các đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sáng kiến tổ chức Tọa đàm nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, góp phần đưa quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang tích cực tham gia giai đoạn kết thúc đàm phán TPP.
Chủ tịch nước cho rằng Tọa đàm giúp các doanh nghiệp hai nước chuẩn bị tốt cho việc triển khai TPP trong tương lai, những cơ hội và thách thức mà TPP sẽ mang lại, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách hai bên hiểu rõ hơn về yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, vừa là những người tiên phong, vừa là đối tượng chịu tác động chính của TPP.
Với vai trò tiên phong, các doanh nghiệp hai nước đã đạt được những kết quả vượt bậc trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong 20 năm qua, thực sự là trọng tâm, nền tảng và là động lực phát triển của quan hệ song phương.
Các doanh nghiệp hai nước đều cho rằng hai bên đứng trước cơ hội hợp tác to lớn, đưa quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt là hợp tác thương mại, đầu tư song phương phát triển lên tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn chính phủ hai nước tiếp tục hợp tác tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn lãnh đạo Việt Nam tiếp tục duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như những đóng góp của họ, nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và minh bạch.
Phía Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thêm tiếng nói ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và không áp dụng các rào cản thương mại với hàng hóa Việt Nam.
Ý kiến phát biểu của đại diện doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Tọa đàm đánh giá cao cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong quá trình đàm phán TPP, ghi nhận nỗ lực của Đoàn đàm phán Việt Nam tham gia một sân chơi liên kết kinh tế tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nội dung hợp tác sâu rộng và tiêu chí cao. Những quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ về cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng có chất lượng, hợp tác tiếp cận thị trường may mặc, các quy định về quản lý dược phẩm và thuốc chữa bệnh, sở hữu trí tuệ,... đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam ghi nhận và giải đáp thỏa đáng, được đại diện lãnh đạo Hiệp hội và doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao./.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xóa nghèo bền vững tại Liên hợp quốc  (26/09/2015)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc  (26/09/2015)
Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc  (26/09/2015)
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước về tác động của TPP  (26/09/2015)
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước về tác động của TPP  (26/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên