Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015
TCCSĐT - Ngày 20-8-2015, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa, góp phần nhìn lại chặng đường phát triển 10 năm qua của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có đại biểu của các ban, bộ, ngành ở trung ương, các nhà khoa học, các đồng chí nguyên lãnh đạo, quản lý các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực lập pháp, tư pháp. PGS, TS. Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý chủ trì Hội thảo.
Trong báo cáo đề dẫn, TS. Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học trình bày, trao đổi, nhận định về quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong 10 năm qua (2005 - 2015), tập trung đánh giá việc thực hiện các định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Các nội dung cụ thể bao gồm: thể chế kinh tế thị trường; thể chế an sinh xã hội; thể chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; thể chế bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; thể chế tổ chức bộ máy nhà nước; phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn, với hàm lượng khoa học cao, có giá trị thực tiễn sâu sắc từ đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, tiêu biểu là các tham luận: “Phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW” của GS, TS. Trần Ngọc Đường; “Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 và suy nghĩ về hướng tiếp tục hoàn thiện” của TS. Nguyễn Văn Cương; “Đánh giá quá trình hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW” của TS. Dương Thị Thanh Mai; “Nhìn lại 10 năm thực hiện định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” của TS. Nguyễn Văn Hiển;…
Thông qua trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề từ thực tiễn phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong 10 năm qua, Hội thảo đã chỉ rõ những ưu điểm nổi bật của quá trình phát triển ấy, đồng thời tập trung phân tích, làm rõ hơn những mặt còn hạn chế của hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất rất có giá trị nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam với mục tiêu để pháp luật bao quát được hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và thật sự đi vào cuộc sống. Đây cũng chính là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân./.
ASEAN với sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam  (20/08/2015)
Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, suy ngẫm về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng  (20/08/2015)
Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, suy ngẫm về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng  (20/08/2015)
Đổi mới tư duy về kinh tế biển để phát triển kinh tế biển thành công  (19/08/2015)
Đổi mới tư duy về kinh tế biển để phát triển kinh tế biển thành công  (19/08/2015)
Tổng thống Lukashenko: Belarus muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam  (19/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên