Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 1076/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Quyết định nêu rõ, đối tượng lấy ý kiến gồm các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 15-7-2015 và kết thúc vào ngày 14-9-2015.
Quyết định nêu rõ, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện.
Việc lấy ý kiến nhân dân phải bám sát nội dung Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13-7-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bao gồm toàn bộ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trọng tâm là những vấn đề như: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn...
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua nhiều hình thức: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; góp ý thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.
Ý kiến của nhân dân góp ý vào dự thảo này gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tư pháp theo địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử:boluathinhsu@moj.gov.vn. Cá nhân gửi ý kiến góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện thì không phải dán tem.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp
Theo Quyết định, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai Kế hoạch này. Cụ thể, Bộ Tư pháp xây dựng Đề cương báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); tổng hợp kết quả lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); ý kiến của các tổ chức, cá nhân được gửi trực tiếp về Bộ Tư pháp và qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; ý kiến của nhân dân góp ý qua các cơ quan thông tấn, báo chí...
Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm phổ biến các nội dung liên quan đến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) để cung cấp thông tin phục vụ cho việc đóng góp ý kiến của nhân dân; mở chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, đưa tin, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp, những sáng kiến, đề xuất của nhân dân về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự và tập hợp ý kiến góp ý gửi về Bộ Tư pháp.
Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tư pháp tổ chức đăng tải Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả trước 23-9-2015
Quyết định nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tư pháp về quá trình tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần thông tin kịp thời cho Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 18-9-2015, đồng thời gửi bản mềm báo cáo qua hộp thư điện tử của Bộ Tư pháp: boluathinhsu@moj.gov.vn.
Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trước ngày 23-9-2015.
Quyết định cũng nêu rõ, các ý kiến góp ý của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII./.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Bangladesh  (15/07/2015)
Đề nghị thưởng 30 tỷ đồng cho tỉnh xây dựng nông thôn mới xuất sắc  (15/07/2015)
Phó Chủ tịch nước thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Phú Quốc  (15/07/2015)
Nghị sỹ Hoa Kỳ ra tuyên bố kỷ niệm bình thường hóa với Việt Nam  (15/07/2015)
Tổ chức míttinh lớn kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử lần đầu tiên  (15/07/2015)
Chuyến thăm lịch sử tới Hợp chúng quốc Hoa Kỳ  (15/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên