Sinh viên Việt Nam tại Nga hội thảo về tình hình Biển Đông
Tham dự hội thảo về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo các phòng ban của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt và đông đảo sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học ở thủ đô Moskva.
Về phía Nga có các chuyên gia đến từ các viện, trường nghiên cứu phương Đông, Hội cựu chiến binh Liên Xô tại Việt Nam và các sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Phú Thuận, Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, khái quát các sự kiện xung đột chủ quyền trên Biển Đông những năm gần đây, nhấn mạnh trong những năm qua tình hình Biển Đông trở nên đặc biệt phức tạp do các hành động cải tạo đảo, kiểm soát biển trái phép của Trung Quốc.
Các hành động này gây căng thẳng tình hình khu vực, cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc thiết lập kiểm soát và tiến tới độc chiếm Biển Đông, coi thường luật pháp quốc tế và lợi ích của các quốc gia liên quan.
Những bước đi của Trung Quốc không chỉ làm phương hại bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong khu vực, mà còn gây nên phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế.
Trước những diễn biến căng thẳng tình hình ở Biển Đông, Hội sinh viên Việt Nam tại Liên bang Nga quyết định tổ chức hội thảo này nhằm tạo ra diễn đàn để các sinh viên Việt Nam đang học tập ở Nga tìm hiểu, thảo luận sâu sắc hơn nhận thức về vấn đề Biển Đông, đồng thời lắng nghe đánh giá, nhận định của giới chuyên gia và các bạn sinh viên Nga về vấn đề này.
Bạn Nguyễn Trị, sinh viên năm thứ 4 Đại học Hạt nhân Quốc gia Obninsk, chia sẻ: “Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội thảo là phổ biến cho người Nga hiểu được hành động phi pháp, sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông và kêu gọi người Nga ủng hộ Việt Nam trong hoạt động chống lại hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông."
Trong hơn 4 giờ làm làm việc tích cực, hội thảo đã được nghe và thảo luận tham luận của các chuyên gia Grigory Lokshin và Kobelev E. đến từ Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, các sinh viên Nga và Việt Nam đang theo học tại Học viện quan hệ quốc tế, Đại học hữu nghị các dân tộc và Đại học sư phạm Moskva.
Các tham luận tập trung đề cập bối cảnh phức tạp ở Biển Đông, các bình diện lịch sử, pháp lý, kinh tế và quân sự của cuộc xung đột; phân tích các hành động trái phép của Trung Quốc và các hệ lụy liên quan; đánh giá tác động của vấn đề này đối với các mối quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Các chuyên gia và giới sinh viên Nga nhấn mạnh, với mối quan hệ tốt đẹp và lợi ích hợp tác với các quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, Nga mong muốn các bên liên quan tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, đàm phán xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc tế, các thỏa thuật song phương/đa phương và các chứng cứ lịch sử pháp lý chân thực để giải quyết xung đột.
Giáo sư Grigory Lokshin, nhà Việt Nam học thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga phát hiểu: "Đây là một Hội thảo hết sức thú vị và đáng chú ý. Các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam rất am hiểu về tình hình Biển Đông và đã tích cực tham gia, phát biểu trong Hội thảo ngày hôm nay. Khi nhìn vào mắt các bạn sinh viên, nghe các bạn ấy nói và phát biểu, tôi cảm nhận được lòng nhiệt huyết khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Và tôi rất thích điều đó.”
Bên lề hội thảo, Hội sinh viên Việt Nam tại Liên bang Nga còn tổ chức triển lãm giới thiệu ảnh và hiện vật về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Biển Đông và phát động lễ quyên góp ủng hộ Biển đảo quê hương./.
Tổng Bí thư thăm chính thức Hoa Kỳ: Chuyến thăm lịch sử  (05/07/2015)
Báo giới Mỹ kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (05/07/2015)
Báo giới Mỹ kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (05/07/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri Bắc Giang  (05/07/2015)
Xúc tiến đưa nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc  (05/07/2015)
Nhật Bản cam kết dành ODA ở mức cao để Việt Nam phát triển  (04/07/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên