Tình hình tài chính của Hy Lạp trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Quyết định trên được Eurogroup đưa ra trong cuộc họp kéo dài ba giờ tại Brussels và đẩy vị thế của Hy Lạp trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc.”
“Phao cứu sinh” tài chính dành cho Hy Lạp sẽ kết thúc trong tuần tới và nếu Athens vẫn không thể tiếp cận vốn từ các chủ nợ, trong khi thời hạn chót không được kéo dài, thì nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ và phải ra khỏi Eurozone.
Sau khi thông tin về cuộc trưng cầu dân ý được loan báo, trên khắp thủ đô Athens, ngày càng nhiều người dân Hy Lạp đổ xô đến các cây ATM rút tiền do lo ngại về tương lai đất nước.
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem nói: “Giới chức Hy Lạp yêu cầu các chủ nợ gia hạn thêm một tháng cho các chương trình cứu trợ tài chính. Song, trong bối cảnh châu Âu sẽ không giải ngân thêm bất cứ khoản tiền nào cho Athens trong một tháng đó thì tôi không hiểu Hy Lạp sẽ làm thế nào để có thể tồn tại và giải quyết các vấn đề của mình.”
Tuy nhiên, trước tình thế khó khăn này, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis vẫn chưa từ bỏ hy vọng khi khẳng định Hy Lạp sẽ chiến đấu tới cùng để giành được một thỏa thuận với bộ ba chủ nợ hay còn gọi là “troika,” mặc dù thời gian còn lại chỉ được tính theo ngày.
Bộ trưởng Varoufakis cũng cảnh báo Eurogroup rằng quyết định nói “Không” với việc gia hạn gói cứu trợ tài chính dành cho Hy Lạp chắc chắn sẽ gây tổn hại đến uy tín của Eurogroup như một liên minh dân chủ và tổn hại này có thể là vĩnh viễn.
Các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ quốc tế - bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - vẫn đang bế tắc do hai bên chưa thể tìm được tiếng nói chung về các đề xuất cải cách, trong đó có việc các chủ nợ yêu cầu Athens nâng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và tiếp tục cắt giảm thêm lương hưu, điều Hy Lạp cho tới nay vẫn phản đối.
Trong khi Hy Lạp đưa ra đề xuất dự kiến sẽ làm tăng doanh thu nhà nước tương đương khoảng 0.93% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), một phần nhờ vào một cuộc cải cách thuế giá trị gia tăng, thì phía chủ nợ yêu cầu mức doanh thu này phải tương đương 1% GDP./.
Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam  (28/06/2015)
Phó Thủ tướng chia sẻ, gợi mở với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp  (28/06/2015)
Việt Nam tổ chức diễn đàn thương mại-đầu tư tại tỉnh cửa ngõ châu Phi  (28/06/2015)
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động  (28/06/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng Giáo sư Trần Văn Khê  (28/06/2015)
Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII  (28/06/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên