Tăng cường giới thiệu về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra cộng đồng quốc tế
23:18, ngày 17-06-2015
TCCSĐT - Chiều 17-6-2015, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức gặp mặt các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2015 - 2018.
Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đặng Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; các Đại sứ, Tổng lãnh sự đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2015 - 2018; lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các đoàn thể cơ quan Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí.
Giới thiệu về tình hình phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội có lịch sử gần 85 năm với 15 triệu hội viên, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở. Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Trong lĩnh vực chính trị, nữ tham gia cấp ủy chiếm 9% (cấp Trung ương); 18,3% (cấp tỉnh); 15,15% (cấp huyện) và 17,98% (cấp xã); có 17/32 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt; có 36/63 tỉnh, thành phố có nữ cán bộ đảm nhiệm 1 trong 4 chức danh chủ chốt của tỉnh.
Trình độ của nữ giới cũng ngày một cao. Trong các trường đại học có 19% tiến sĩ là nữ, 38% thạc sĩ là nữ; trong các trường cao đẳng tỷ lệ tương đương là 27% và 44%... Trong thời gian qua, Hội cũng phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi và tham gia tích cực trên các lĩnh vực: tham gia xây dựng, đề xuất, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, rèn luyện phẩm chất, nâng cao đạo đức; vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ; tham mưu công tác phụ nữ; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác quốc tế về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Hiện nay, Hội có quan hệ với hơn 300 tổ chức ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời gian qua, Hội đã chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác; tích cực tham gia các cơ chế đa phương như: Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN; Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế; Quy chế tư vấn đặc biệt tại Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc....; tham mưu thực hiện tốt các cam kết quốc tế liên quan tới phụ nữ và bình đẳng giới mà Việt Nam tham gia; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và các đối tác nước ngoài góp phần bảo vệ phụ nữ trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài như hôn nhân quốc tế, lao động di cư...
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà cũng đề cập tới các vấn đề đặt ra đối với phụ nữ hiện nay. Đó là tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở mức độ cao nhưng lao động nữ chủ yếu làm những công việc ở khu vực không chính thức nên thu nhập thiếu ổn định, không được hưởng các quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, định kiến về giới cũng làm cho phụ nữ gặp khó khăn; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo chưa tương xứng với lực lượng lao động; nhiều tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến phụ nữ...
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà bày tỏ mong muốn các trưởng đại diện khi nhận nhiệm vụ tại nước ngoài chủ động, tích cực tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh phụ nữ Việt Nam, về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các hoạt động của phụ nữ Việt Nam ra quốc tế; kết nối đối tác, mở rộng cơ hội hợp tác, vận động nguồn lực cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, thực hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi, tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác, làm cơ sở để Hội phụ nữ các tỉnh giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc xúc tiến hợp tác qua biên giới; là cầu nối giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tổ chức phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi bày tỏ niềm vui mừng trước những thành tích đạt được của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong những năm qua và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế của công tác cán bộ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Đồng chí cũng chia sẻ, công tác cán bộ nữ ở Bộ Ngoại giao trong những năm gần đây rất được quan tâm, chú trọng, mà biểu hiện rõ nhất là trong công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ. Bộ Ngoại giao có nữ Thứ trưởng đầu tiên là Nguyễn Phương Nga hiện nay là Trưởng Đại diện của Việt Nam tại Liên hiệp quốc; có 44/200 cán bộ chủ chốt của Bộ là nữ. Và trong nhiệm kỳ 2015 - 2018, trong số 23 Đại sứ và Tổng lãnh sự được Chủ tịch nước bổ nhiệm lần này, thì có 2 cán bộ là nữ và cả hai đều là người dân tộc Tày. Bộ Ngoại giao sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ tăng cường công tác hợp tác quốc tế, giao lưu hữu nghị của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với các nước; lồng ghép công tác Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong các hoạt động ngoại giao với các nước mà Việt Nam có quan hệ; tăng cường quảng bá hình ảnh phụ nữ Việt Nam ra thế giới thông qua các sự kiện, triển lãm, hội thảo, hội nghị…/.
Giới thiệu về tình hình phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội có lịch sử gần 85 năm với 15 triệu hội viên, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở. Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Trong lĩnh vực chính trị, nữ tham gia cấp ủy chiếm 9% (cấp Trung ương); 18,3% (cấp tỉnh); 15,15% (cấp huyện) và 17,98% (cấp xã); có 17/32 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt; có 36/63 tỉnh, thành phố có nữ cán bộ đảm nhiệm 1 trong 4 chức danh chủ chốt của tỉnh.
Trình độ của nữ giới cũng ngày một cao. Trong các trường đại học có 19% tiến sĩ là nữ, 38% thạc sĩ là nữ; trong các trường cao đẳng tỷ lệ tương đương là 27% và 44%... Trong thời gian qua, Hội cũng phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi và tham gia tích cực trên các lĩnh vực: tham gia xây dựng, đề xuất, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, rèn luyện phẩm chất, nâng cao đạo đức; vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ; tham mưu công tác phụ nữ; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác quốc tế về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Hiện nay, Hội có quan hệ với hơn 300 tổ chức ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời gian qua, Hội đã chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác; tích cực tham gia các cơ chế đa phương như: Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN; Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế; Quy chế tư vấn đặc biệt tại Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc....; tham mưu thực hiện tốt các cam kết quốc tế liên quan tới phụ nữ và bình đẳng giới mà Việt Nam tham gia; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và các đối tác nước ngoài góp phần bảo vệ phụ nữ trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài như hôn nhân quốc tế, lao động di cư...
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà cũng đề cập tới các vấn đề đặt ra đối với phụ nữ hiện nay. Đó là tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở mức độ cao nhưng lao động nữ chủ yếu làm những công việc ở khu vực không chính thức nên thu nhập thiếu ổn định, không được hưởng các quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, định kiến về giới cũng làm cho phụ nữ gặp khó khăn; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo chưa tương xứng với lực lượng lao động; nhiều tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến phụ nữ...
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà bày tỏ mong muốn các trưởng đại diện khi nhận nhiệm vụ tại nước ngoài chủ động, tích cực tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh phụ nữ Việt Nam, về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các hoạt động của phụ nữ Việt Nam ra quốc tế; kết nối đối tác, mở rộng cơ hội hợp tác, vận động nguồn lực cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, thực hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi, tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác, làm cơ sở để Hội phụ nữ các tỉnh giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc xúc tiến hợp tác qua biên giới; là cầu nối giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tổ chức phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi bày tỏ niềm vui mừng trước những thành tích đạt được của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong những năm qua và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế của công tác cán bộ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Đồng chí cũng chia sẻ, công tác cán bộ nữ ở Bộ Ngoại giao trong những năm gần đây rất được quan tâm, chú trọng, mà biểu hiện rõ nhất là trong công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ. Bộ Ngoại giao có nữ Thứ trưởng đầu tiên là Nguyễn Phương Nga hiện nay là Trưởng Đại diện của Việt Nam tại Liên hiệp quốc; có 44/200 cán bộ chủ chốt của Bộ là nữ. Và trong nhiệm kỳ 2015 - 2018, trong số 23 Đại sứ và Tổng lãnh sự được Chủ tịch nước bổ nhiệm lần này, thì có 2 cán bộ là nữ và cả hai đều là người dân tộc Tày. Bộ Ngoại giao sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ tăng cường công tác hợp tác quốc tế, giao lưu hữu nghị của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với các nước; lồng ghép công tác Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong các hoạt động ngoại giao với các nước mà Việt Nam có quan hệ; tăng cường quảng bá hình ảnh phụ nữ Việt Nam ra thế giới thông qua các sự kiện, triển lãm, hội thảo, hội nghị…/.
Bộ Y tế tích cực triển khai phòng, chống dịch MERS  (17/06/2015)
Đa số đại biểu Quốc hội ủng hộ "quyền im lặng" cho người bị bắt  (17/06/2015)
Đảng bộ Công ty Thuốc lá Sài Gòn: Đoàn kết - đồng thuận, đột phá - thành công và vì người tiêu dùng  (17/06/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí  (17/06/2015)
Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều  (17/06/2015)
Na Uy mong muốn tăng cường hợp tác với các nước ASEAN  (17/06/2015)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm