Công khai, minh bạch thủ tục hành chính góp phần chống tham nhũng
20:00, ngày 26-05-2015
Ngày 26-5-2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan về tình hình và giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt là lĩnh vực đất đai.
Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19 năm 2014 và 2015 của Chính phủ.
Cùng dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Hoàng Trung Hải.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm đầy đủ khung pháp lý cho công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của Bộ.
Cơ chế, chính sách cũng như các quy định thủ tục hành chính ngày càng được hoàn thiện, đơn giản hóa; đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi trong việc thu hút nhà đầu tư.
Thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, chuẩn hóa tên thủ tục hành chính thực hiện tại 4 cấp chính quyền với 212 thủ tục đối với các địa phương, đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai và 233 thủ tục với các địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Bộ đã công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, bao gồm 41 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 30 thủ tục) và 62 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 9 thủ tục).
Bộ rà soát, bãi bỏ một số thủ tục, công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo hướng bãi bỏ một số công việc thuộc thẩm quyền của cấp xã trước đây như lập phương án giao đất ở, lập Hội đồng tư vấn giao đất của xã trong trường hợp giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn.
Nội dung gây nhiều ách tắc nhất trong quá trình cấp giấy chứng nhận trước đây là xác nhận tình trạng tranh chấp đối với trường hợp đăng ký, cấp giấy chứng nhận mà người sử dụng có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được bãi bỏ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định cụ thể nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thông qua bộ phận một cửa; quy định rõ thời gian không quá 3 ngày sau khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, các tổ chức sử dụng đất được nộp hồ sơ tại các chi nhánh nơi gần nhất, qua đó đã giúp tiết kiệm được chi phí đi lại trong quá trình thực hiện thủ tục.
Thời gian thực hiện tất cả các thủ tục đều giảm, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận giảm thời gian thực hiện từ 5-25 ngày so với trước. Ở một số địa phương thí điểm mô hình đăng ký quyền sử dụng đất, việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận giảm từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước, đồng thời loại bỏ một số loại giấy tờ và giảm số bộ hồ sơ phải nộp.
Nhằm bảo đảm thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận đối với đất đai, rút ngắn thời gian thực hiện dự án đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhà nước chủ động tạo quỹ đất sạch; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế để nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian thực hiện, sớm có mặt bằng thực hiện dự án.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai.
Bộ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng để xây dựng dự thảo các Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở; xây dựng Thông tư liên thông thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; đồng thời chỉ đạo, triển khai việc rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện nhằm phân bổ nguồn lực đất đai cho phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Các thủ tục khác liên quan đến lĩnh vực môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, đo đạc bản đồ… của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có những bước cải cách rõ nét, được các bộ, ngành đánh giá cao.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, nhiều bộ, ngành cho rằng vẫn còn một số quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục có sự điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với quá trình cải cách, việc cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực này cần triển khai một cách tổng thể, hệ thống và đồng bộ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng giữa công tác quản lý và thực tiễn vẫn xa nhau, các Tổng Cục phải giao ban với Bộ 3 tháng một lần để đánh giá từng loại thủ tục, 6 tháng bộ phải giao ban với các địa phương, Bộ Tư pháp cần tăng cường công tác kiểm tra về các thủ tục. Phó Thủ tướng nêu rõ phải phê bình các địa phương chậm công khai bộ thủ tục hành chính, chưa kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng xác định rõ thủ tục, xác định mức độ cần thiết của thủ tục, người dân phải thực hiện thủ tục đó nhằm yêu cầu gì, thủ tục nào không cần thiết phải loại bỏ.
Thủ tục cần giữ lại phải được công khai, minh bạch, được hướng dẫn rõ ràng, rành mạch để người dân chỉ phải đến một lần, vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước nhưng đơn giản, dễ dàng hơn cho người dân thực hiện.
Xác định mục đích cải cách thủ tục hành chính là để quản lý tốt hơn, minh bạch hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ công khai, minh bạch thủ tục hành chính chính là góp phần quan trọng chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có trình độ, phẩm chất năng lực.
Đặt quyết tâm cho các bộ, ngành thực hiện cho được các mục tiêu của Nghị quyết 19/2015/NQ-CP, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, từng địa phương trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên.
Muốn cải cách thủ tục hành chính, phải cải thiện cơ chế, thể chế. Thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện cơ chế, thể chế, luật pháp bằng các quy định cụ thể, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai; biểu dương những địa phương làm tốt và phê bình các địa phương làm không tốt, trong đó có 22 tỉnh chậm công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai, 49 tỉnh chưa đưa Văn phòng đăng ký đất đai đi vào hoạt động, gây khó khăn cho người dân.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại việc khai thác cát trên sông, kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, cấm cấp dự án ven biển, địa phương nào đã cấp phải thu hồi giấy phép bởi đây là nơi công cộng, bãi biển phải thông suốt, không được chặn ngang, quây rào.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản bằng việc thuê hạ tầng dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phí, cùng với đó, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Thủ tướng cho rằng cơ sở dữ liệu về con người, đất đai, đăng ký kinh doanh là những cơ sở dữ liệu lớn cần triển khai. Các cơ sở dữ liệu trên và cộng với số liệu thống kê mới có các thông số chính xác phục vụ công tác quản lý nhà nước./.
Cùng dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Hoàng Trung Hải.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm đầy đủ khung pháp lý cho công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của Bộ.
Cơ chế, chính sách cũng như các quy định thủ tục hành chính ngày càng được hoàn thiện, đơn giản hóa; đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi trong việc thu hút nhà đầu tư.
Thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, chuẩn hóa tên thủ tục hành chính thực hiện tại 4 cấp chính quyền với 212 thủ tục đối với các địa phương, đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai và 233 thủ tục với các địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Bộ đã công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, bao gồm 41 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 30 thủ tục) và 62 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 9 thủ tục).
Bộ rà soát, bãi bỏ một số thủ tục, công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo hướng bãi bỏ một số công việc thuộc thẩm quyền của cấp xã trước đây như lập phương án giao đất ở, lập Hội đồng tư vấn giao đất của xã trong trường hợp giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn.
Nội dung gây nhiều ách tắc nhất trong quá trình cấp giấy chứng nhận trước đây là xác nhận tình trạng tranh chấp đối với trường hợp đăng ký, cấp giấy chứng nhận mà người sử dụng có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được bãi bỏ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định cụ thể nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thông qua bộ phận một cửa; quy định rõ thời gian không quá 3 ngày sau khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, các tổ chức sử dụng đất được nộp hồ sơ tại các chi nhánh nơi gần nhất, qua đó đã giúp tiết kiệm được chi phí đi lại trong quá trình thực hiện thủ tục.
Thời gian thực hiện tất cả các thủ tục đều giảm, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận giảm thời gian thực hiện từ 5-25 ngày so với trước. Ở một số địa phương thí điểm mô hình đăng ký quyền sử dụng đất, việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận giảm từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước, đồng thời loại bỏ một số loại giấy tờ và giảm số bộ hồ sơ phải nộp.
Nhằm bảo đảm thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận đối với đất đai, rút ngắn thời gian thực hiện dự án đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhà nước chủ động tạo quỹ đất sạch; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế để nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian thực hiện, sớm có mặt bằng thực hiện dự án.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai.
Bộ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng để xây dựng dự thảo các Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở; xây dựng Thông tư liên thông thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; đồng thời chỉ đạo, triển khai việc rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện nhằm phân bổ nguồn lực đất đai cho phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Các thủ tục khác liên quan đến lĩnh vực môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, đo đạc bản đồ… của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có những bước cải cách rõ nét, được các bộ, ngành đánh giá cao.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, nhiều bộ, ngành cho rằng vẫn còn một số quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục có sự điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với quá trình cải cách, việc cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực này cần triển khai một cách tổng thể, hệ thống và đồng bộ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng giữa công tác quản lý và thực tiễn vẫn xa nhau, các Tổng Cục phải giao ban với Bộ 3 tháng một lần để đánh giá từng loại thủ tục, 6 tháng bộ phải giao ban với các địa phương, Bộ Tư pháp cần tăng cường công tác kiểm tra về các thủ tục. Phó Thủ tướng nêu rõ phải phê bình các địa phương chậm công khai bộ thủ tục hành chính, chưa kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng xác định rõ thủ tục, xác định mức độ cần thiết của thủ tục, người dân phải thực hiện thủ tục đó nhằm yêu cầu gì, thủ tục nào không cần thiết phải loại bỏ.
Thủ tục cần giữ lại phải được công khai, minh bạch, được hướng dẫn rõ ràng, rành mạch để người dân chỉ phải đến một lần, vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước nhưng đơn giản, dễ dàng hơn cho người dân thực hiện.
Xác định mục đích cải cách thủ tục hành chính là để quản lý tốt hơn, minh bạch hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ công khai, minh bạch thủ tục hành chính chính là góp phần quan trọng chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có trình độ, phẩm chất năng lực.
Đặt quyết tâm cho các bộ, ngành thực hiện cho được các mục tiêu của Nghị quyết 19/2015/NQ-CP, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, từng địa phương trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên.
Muốn cải cách thủ tục hành chính, phải cải thiện cơ chế, thể chế. Thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện cơ chế, thể chế, luật pháp bằng các quy định cụ thể, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai; biểu dương những địa phương làm tốt và phê bình các địa phương làm không tốt, trong đó có 22 tỉnh chậm công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai, 49 tỉnh chưa đưa Văn phòng đăng ký đất đai đi vào hoạt động, gây khó khăn cho người dân.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại việc khai thác cát trên sông, kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, cấm cấp dự án ven biển, địa phương nào đã cấp phải thu hồi giấy phép bởi đây là nơi công cộng, bãi biển phải thông suốt, không được chặn ngang, quây rào.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản bằng việc thuê hạ tầng dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phí, cùng với đó, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Thủ tướng cho rằng cơ sở dữ liệu về con người, đất đai, đăng ký kinh doanh là những cơ sở dữ liệu lớn cần triển khai. Các cơ sở dữ liệu trên và cộng với số liệu thống kê mới có các thông số chính xác phục vụ công tác quản lý nhà nước./.
Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam  (26/05/2015)
Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam  (26/05/2015)
Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam - Yêu cầu cấp thiết  (26/05/2015)
Chiến thắng Núi Thành: Thành công từ công tác tư tưởng  (26/05/2015)
Chiến thắng Núi Thành: Thành công từ công tác tư tưởng  (26/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay