Sẽ đổi mới mô hình hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hiện Chương trình toàn khóa, sáng 25-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiến hành Kỳ họp thứ 15.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Hội đồng tập trung thảo luận, góp ý vào hai dự thảo Đề án: "Đổi mới mô hình Hội đồng Lý luận Trung ương"; "Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020".
Phát biểu tại kỳ họp, gợi mở một số vấn đề cần tập trung thảo luận, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh Hội đồng Lý luận Trung ương ra đời, tồn tại và phát triển đến nay đã gần 20 năm, qua 4 nhiệm kỳ hoạt động.
Qua gần 20 năm hoạt động, vấn đề đặt ra là phải đổi mới hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, đánh giá hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương qua các nhiệm kỳ, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, yếu kém trên các vấn đề như chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, điều kiện hoạt động và xác định những vấn đề đặt ra, từ đó xác định phương hướng và đề xuất phương án đổi mới hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương; làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án để lựa chọn phương án khả thi nhất.
Về Đề án nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020, đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ việc xác định mục tiêu, yêu cầu của khung chương trình, những định hướng lớn của Chương trình, nhất là xác định đúng, trúng các đề tài nghiên cứu trong Chương trình có ý nghĩa quan trọng.
Các thành viên Hội đồng cần thảo luận, góp ý vào các vấn đề trọng tâm như mục tiêu, yêu cầu của đề án; định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến hệ thống các đề tài nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2020.
Nhấn mạnh hai đề án được thảo luận tại Kỳ họp là những vấn đề lớn, hệ trọng, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo Đề án.
Thảo luận tại kỳ họp, các thành viên Hội đồng cho rằng, gần 20 năm qua, trải qua 4 nhiệm kỳ hoạt động, mô hình hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và các điều kiện bảo đảm hoạt động.
Hội đồng đã cố gắng bám sát thực tiễn, triển khai nhiều hoạt động khoa học, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn các vấn đề lý luận chính trị, liên quan trực tiếp đến sự hình thành đường lối và các quyết sách của Đảng, Nhà nước ở tầm cương lĩnh, chiến lược. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng còn hạn chế, chưa bao quát nội dung hoạt động của Hội đồng.
Các thành viên Hội đồng nhấn mạnh cần đổi mới mô hình Hội đồng Lý luận Trung ương nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đó là cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị, có tính chất ổn định, có chức năng tư vấn, tham mưu về các vấn đề lý luận chính trị, đề xuất định hướng chính sách lớn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Đổi mới mô hình Hội đồng Lý luận Trung ương nhằm gắn lý luận với định hướng chính sách lớn và tổ chức thực tiễn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
Hội đồng Lý luận Trung ương là đầu mối tiếp nhận, chắt lọc thông tin của các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu để phục vụ công tác tổng kết, nghiên cứu lý luận, tư vấn, tham mưu; là đầu mối quy tụ lực lượng nghiên cứu về lý luận chính trị và định hướng, thẩm định chính sách lớn của cả nước.
Theo Đề án "Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020", việc hoàn thành khung Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị 2016 - 2020 nhằm góp phần cụ thể hóa, triển khai thực hiện các văn kiện Đại hội XII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; góp phần tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng trong giai đoạn mới, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong một vài thập kỷ tới (tầm nhìn 2030 và 2050).
Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị 2016 - 2020 cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ các văn kiện trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và trình Đại hội XIII của Đảng (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và Báo cáo chính trị).
Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ chỉ đạo Tổ Biên tập nghiêm túc tiếp thu các ý kiến tâm huyết, xác đáng của các đại biểu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo hai đề án./.
Phát huy vai trò của tôn giáo trong ứng phó biến đổi khí hậu  (25/05/2015)
Không thể bỏ trống vấn đề an toàn lao động tại khu vực phi chính thức  (25/05/2015)
Việt Nam và Ai Cập họp tham vấn chính trị lần thứ 8 tại Cairo  (25/05/2015)
Quốc hội thảo luận dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động  (25/05/2015)
Khai trương dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm  (25/05/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam