Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức tiêu biểu
21:53, ngày 18-04-2015
TCCSĐT - Ngày 18-4-2015, nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2015), Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp gỡ lãnh đạo Thành phố với trí thức tiêu biểu.
Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo Thành phố đã gợi ý nhiều chủ đề, cũng như lĩnh vực trọng điểm mà Thành phố đang xây dựng chiến lược phát triển dài hạn để đội ngũ trí thức Thành phố nghiên cứu và có đóng góp cụ thể. Vì thế, nhiều nhà giáo nhân dân, nhà khoa học đầu ngành, giảng viên, cán bộ quản lý, giảng viên các trường đại học, trí thức kiều bào, các thầy thuốc nhân dân, bác sĩ, y sĩ, nhân sĩ, đội ngũ trí thức trẻ đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, tâm tư cũng như đề xuất nhiều giải pháp cho sự phát triển của Thành phố và đất nước.
Nguyên Hiệu trưởng đại học khoa học - xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh giáo sư, tiến sĩ Ngô Văn Lệ vẫn không quên những ký ức của ngày miền Nam vừa được giải phóng. Là người lính từ chiến trường ác liệt trở về tham gia vào công cuộc tái thiết đất nước mang theo tâm trạng đầy phấn chấn và kỳ vọng cao độ, giờ đây, với những đổi thay mạnh mẽ của Thành phố và đất nước, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn thách thức, giáo sư Ngô Văn Lệ đề xuất lãnh đạo Thành phố cần thể hiện rõ sự trọng dụng đội ngũ trí thức; phát huy những ưu điểm và khắc phục những bất cập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần có những đầu tư xứng đáng cho đội ngũ trí thức để các tổ chức, quản lý, phát huy trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo nhà giáo nhân dân, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Thành phố, từ năm 1975 khi miền Nam vừa được giải phóng, nguồn trí thức của Thành phố được tập hợp từ các nhà khoa học, trí thức yêu nước từ miền Bắc vào tiếp quản; bên cạnh đó là nguồn trí thức khoa học được đào tạo từ khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các nước phương Tây và đặc biệt là một bộ phận các trí thức miền Nam. Còn giáo sư, tiến sĩ Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật, Chủ tịch Hội hóa học Thành phố chia sẻ: những năm đầu giải phóng, hoạt động của anh chị em trí thức tại chỗ hòa nhập vào cuộc sống mới gặp không ít khó khăn, nên có nhiều suy tư, trăn trở, có những người bỏ cuộc nửa chừng, những người ra đi khi đất nước quá khó khăn, nhưng nhìn chung tuyệt đại đa số anh chị em trí thức đã “thắng trận” đối với chính bản thân mình.
Với tâm tư của thế hệ trẻ, giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Sơn Nam (36 tuổi), Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự hài lòng khi quyết định gắn bó với thành phố mang tên Bác. Sau thời gian học tập ở nước ngoài trở về công tác tại trường Đại học Bách Khoa, ban đầu anh cảm thấy chạnh lòng trước tình hình cơ sở vật chất cũng như kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của Thành phố còn rất khiêm tốn. Nhưng, với sự quan tâm kịp thời, cấp nguồn kinh phí từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố sau đó đã giúp anh và các nhà khoa học đồng sự vượt qua được thời khắc tâm tư nhất.
Sau khi lắng nghe những góp ý, tâm tư tha thiết của đội ngũ trí thức, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã dành nhiều chia sẻ thân tình. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, lãnh đạo Thành phố luôn trân trọng vai trò, tình cảm của đội ngũ trí thức đã đóng góp cho sự phát triển chung của Thành phố và đất nước trong thời gian qua. Bởi, chính đội ngũ trí thức là nhân tố có vai trò động lực để giúp Thành phố Hồ Chí Minh giữ được vị thế đầu tàu của cả nước trên nhiều lĩnh vực. Do đó, việc quan tâm, đầu tư cho trí thức được lãnh đạo Thành phố xác định chính là đầu tư cho phát triển bền vững và hướng đến nền kinh tế tri thức trong tương lai./.
Nguyên Hiệu trưởng đại học khoa học - xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh giáo sư, tiến sĩ Ngô Văn Lệ vẫn không quên những ký ức của ngày miền Nam vừa được giải phóng. Là người lính từ chiến trường ác liệt trở về tham gia vào công cuộc tái thiết đất nước mang theo tâm trạng đầy phấn chấn và kỳ vọng cao độ, giờ đây, với những đổi thay mạnh mẽ của Thành phố và đất nước, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn thách thức, giáo sư Ngô Văn Lệ đề xuất lãnh đạo Thành phố cần thể hiện rõ sự trọng dụng đội ngũ trí thức; phát huy những ưu điểm và khắc phục những bất cập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần có những đầu tư xứng đáng cho đội ngũ trí thức để các tổ chức, quản lý, phát huy trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo nhà giáo nhân dân, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Thành phố, từ năm 1975 khi miền Nam vừa được giải phóng, nguồn trí thức của Thành phố được tập hợp từ các nhà khoa học, trí thức yêu nước từ miền Bắc vào tiếp quản; bên cạnh đó là nguồn trí thức khoa học được đào tạo từ khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các nước phương Tây và đặc biệt là một bộ phận các trí thức miền Nam. Còn giáo sư, tiến sĩ Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật, Chủ tịch Hội hóa học Thành phố chia sẻ: những năm đầu giải phóng, hoạt động của anh chị em trí thức tại chỗ hòa nhập vào cuộc sống mới gặp không ít khó khăn, nên có nhiều suy tư, trăn trở, có những người bỏ cuộc nửa chừng, những người ra đi khi đất nước quá khó khăn, nhưng nhìn chung tuyệt đại đa số anh chị em trí thức đã “thắng trận” đối với chính bản thân mình.
Với tâm tư của thế hệ trẻ, giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Sơn Nam (36 tuổi), Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự hài lòng khi quyết định gắn bó với thành phố mang tên Bác. Sau thời gian học tập ở nước ngoài trở về công tác tại trường Đại học Bách Khoa, ban đầu anh cảm thấy chạnh lòng trước tình hình cơ sở vật chất cũng như kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của Thành phố còn rất khiêm tốn. Nhưng, với sự quan tâm kịp thời, cấp nguồn kinh phí từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố sau đó đã giúp anh và các nhà khoa học đồng sự vượt qua được thời khắc tâm tư nhất.
Sau khi lắng nghe những góp ý, tâm tư tha thiết của đội ngũ trí thức, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã dành nhiều chia sẻ thân tình. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, lãnh đạo Thành phố luôn trân trọng vai trò, tình cảm của đội ngũ trí thức đã đóng góp cho sự phát triển chung của Thành phố và đất nước trong thời gian qua. Bởi, chính đội ngũ trí thức là nhân tố có vai trò động lực để giúp Thành phố Hồ Chí Minh giữ được vị thế đầu tàu của cả nước trên nhiều lĩnh vực. Do đó, việc quan tâm, đầu tư cho trí thức được lãnh đạo Thành phố xác định chính là đầu tư cho phát triển bền vững và hướng đến nền kinh tế tri thức trong tương lai./.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (17/04/2015)
Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam - Na Uy  (17/04/2015)
Phó Thủ tướng tiếp các mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Bến Tre  (17/04/2015)
Nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam đã về đích trước hạn  (17/04/2015)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy phát triển lên tầm cao mới  (17/04/2015)
Chủ tịch nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi ở Indonesia  (17/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên