Nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam đã về đích trước hạn
23:47, ngày 17-04-2015
Trên chặng đường thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là đối với các mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng giới và giáo dục.
Đó là nội dung đáng chú ý tại Báo cáo những kết quả chủ yếu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại hội nghị “Từ MDGs tới SDGs: kế thừa thành tựu của Việt Nam cho chương trình Nghị sự phát triển sau năm 2015” diễn ra chiều ngày 17-4, tại Hà Nội.
Thủ tướng Na Uy, bà Erna Solberg và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng tham dự hội nghị.
Theo bản báo cáo này, Việt Nam đã về đích sớm đối với mục tiêu về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002.
Công cuộc giảm nghèo đã có những bước tiến vượt bậc với tốc độ giảm nghèo nhanh. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993 xuống còn 9,6% năm 2012 và năm 2014 còn 6%.
Thành công trong giảm nghèo là kết quả tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong việc luôn đặt giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của quốc gia trong suốt hai thập kỷ qua.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ; xóa bỏ bất bình đằng giới trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và có tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, tỷ lệ nữ giới trong Quốc hội khá cao.
Bà Erna Solberg, Thủ tướng Na Uy nhận định Việt Nam đang làm rất tốt để đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tất nhiên là chưa thể đạt được tất cả các mục tiêu đó, nhưng Việt Nam đã đạt được mục tiêu đầu tiên là xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục...
Tuy nhiên, những vấn đề vẫn còn tồn tại như giáo dục cho phụ nữ, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa cần phải được tập trung nhiều hơn.
Việt Nam cũng đang làm rất tốt khi giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững. Có thể thấy là Việt Nam đang có đóng góp tích cực vào các chương trình về tăng trưởng kinh tế bền vững của Liên hợp quốc dưới sự giúp đỡ của Nauy.
“Điều quan trọng là chúng ta phải đảm bảo rằng, chúng ta sẽ sử dụng một cách cân bằng và có kiểm soát các nguồn tài nguyên, tạo ra những việc làm bền vững cho tương lai. Việt Nam có dân số trẻ, các bạn sẽ phải tạo thêm nhiều việc làm, nền kinh tế của các bạn sẽ tăng trưởng với những thách thức về bảo vệ môi trường. Nhưng Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm và tỏ ra tích cực trong vấn đề này và tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu về tăng trưởng bền vững trong năm 2030”, bà Thủ tướng Na Uy nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, với phương châm đặt con người làm trung tâm của sự phát triển, chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng yếu tố con người, đặc biệt chú trọng ưu tiên đầu tư cho giáo dục, y tế, thông tin và các dịch vụ xã hội khác cho mọi người dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số.
Sau nhiều nỗ lực và nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, nhiều mục tiêu thiên niên kỷ đã được Việt Nam về đích trước và trong năm 2015, mỗi bộ, ngành đã phấn đấu để cơ bản hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ để tạo đà cho bước tiếp theo./.
Thủ tướng Na Uy, bà Erna Solberg và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng tham dự hội nghị.
Theo bản báo cáo này, Việt Nam đã về đích sớm đối với mục tiêu về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002.
Công cuộc giảm nghèo đã có những bước tiến vượt bậc với tốc độ giảm nghèo nhanh. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993 xuống còn 9,6% năm 2012 và năm 2014 còn 6%.
Thành công trong giảm nghèo là kết quả tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong việc luôn đặt giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của quốc gia trong suốt hai thập kỷ qua.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ; xóa bỏ bất bình đằng giới trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và có tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, tỷ lệ nữ giới trong Quốc hội khá cao.
Bà Erna Solberg, Thủ tướng Na Uy nhận định Việt Nam đang làm rất tốt để đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tất nhiên là chưa thể đạt được tất cả các mục tiêu đó, nhưng Việt Nam đã đạt được mục tiêu đầu tiên là xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục...
Tuy nhiên, những vấn đề vẫn còn tồn tại như giáo dục cho phụ nữ, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa cần phải được tập trung nhiều hơn.
Việt Nam cũng đang làm rất tốt khi giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững. Có thể thấy là Việt Nam đang có đóng góp tích cực vào các chương trình về tăng trưởng kinh tế bền vững của Liên hợp quốc dưới sự giúp đỡ của Nauy.
“Điều quan trọng là chúng ta phải đảm bảo rằng, chúng ta sẽ sử dụng một cách cân bằng và có kiểm soát các nguồn tài nguyên, tạo ra những việc làm bền vững cho tương lai. Việt Nam có dân số trẻ, các bạn sẽ phải tạo thêm nhiều việc làm, nền kinh tế của các bạn sẽ tăng trưởng với những thách thức về bảo vệ môi trường. Nhưng Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm và tỏ ra tích cực trong vấn đề này và tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu về tăng trưởng bền vững trong năm 2030”, bà Thủ tướng Na Uy nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, với phương châm đặt con người làm trung tâm của sự phát triển, chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng yếu tố con người, đặc biệt chú trọng ưu tiên đầu tư cho giáo dục, y tế, thông tin và các dịch vụ xã hội khác cho mọi người dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số.
Sau nhiều nỗ lực và nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, nhiều mục tiêu thiên niên kỷ đã được Việt Nam về đích trước và trong năm 2015, mỗi bộ, ngành đã phấn đấu để cơ bản hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ để tạo đà cho bước tiếp theo./.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy phát triển lên tầm cao mới  (17/04/2015)
Chủ tịch nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi ở Indonesia  (17/04/2015)
Bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách  (17/04/2015)
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore  (17/04/2015)
Australia quan ngại hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông  (17/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên