“Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”
Đảng cầm quyền là vấn đề lý luận, thực tiễn được đặt ra rất hệ trọng và cũng rất phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là từ khi giành được chính quyền (năm 1945), Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nhận thức ngày càng rõ về Đảng cầm quyền. Trong văn kiện “Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ” - báo cáo của Trung ương Đảng tại Hội nghị cán bộ lần thứ IV (tháng 8-1948) - Đảng ta đã dùng thuật ngữ “Đảng cầm quyền”, “Đảng nắm chính quyền”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”.
Bước vào thời kỳ lãnh đạo cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, quan điểm về vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền được Đảng ta xác định ngày càng rõ.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cầm quyền đang đặt ra không ít vấn đề hết sức cơ bản cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu và kiến giải. Đại hội XI của Đảng (năm 2011) đặt vấn đề: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về Đảng cầm quyền và về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Điều đó càng cho thấy, chưa bao giờ vấn đề Đảng cầm quyền lại trở nên quan trọng và cấp bách như hiện nay.
Lý luận về đảng cầm quyền trong điều kiện mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới về vị thế cầm quyền và vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng, như: Thế nào là đảng cầm quyền? Đảng có phải cơ quan quyền lực không? Phân biệt giữa chức năng của Đảng với chức năng của Nhà nước ra sao? Vị thế độc tôn có dẫn tới nguy cơ độc quyền và việc phòng, tránh thế nào?…, là những vấn đề không đơn giản. Làm sáng rõ hệ thống các vấn đề đó, sẽ góp phần xác lập được những vấn đề lý luận có ý nghĩa rất quan trọng, giúp Đảng có cơ sở vững chắc về lý luận cầm quyền để củng cố vững chắc vị thế, cũng như nâng cao năng lực, hiệu quả cầm quyền, lãnh đạo của Đảng. Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện Đảng ta đang tổng kết 30 năm đổi mới, đang chắt lọc sâu rộng trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân để xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII.
Tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu từ các ban, bộ ngành Trung ương và một số địa phương; các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học.
Nội dung 126 tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:
- Làm rõ hơn nội dung, quan niệm về vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện hiện nay; Về đặc thù trong phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong điều kiện một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất cầm quyền.
- Đánh giá thực trạng năng lực, hiệu quả cầm quyền và những yêu cầu mới đặt ra trong điều kiện hiện nay, bao gồm cả thuận lợi và nguy cơ, tác động tới sự cầm quyền của Đảng. Làm rõ những vấn đề đang nảy sinh, ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân; những kinh nghiệm rút ra qua gần 70 năm cầm quyền của Đảng ta, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao vị thế, cũng như vai trò cầm quyền của Đảng ta hiện nay.
- Xây dựng hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp nhằm nâng cao vai trò, vị thế cầm quyền của Đảng ta; đổi mới nội dung cầm quyền, phương thức cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Đề xuất cơ chế đặc thù phát triển sản phẩm chủ lực ở Tây Nguyên  (26/01/2015)
Việt Nam viện trợ xây trụ sở Bộ Tư lệnh Pháo binh Campuchia  (26/01/2015)
Đô thị Đông Á - Một thập niên phát triển  (26/01/2015)
Đô thị Đông Á - Một thập niên phát triển  (26/01/2015)
Hội thảo quốc tế quan hệ Việt Nam - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa  (26/01/2015)
Hội thảo quốc tế quan hệ Việt Nam - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa  (26/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên