Lãnh đạo Ấn Độ - Mỹ tập trung thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế
Theo báo the Times of India, trong cuộc hội đàm, ông Barack Obama và lãnh đạo Ấn Độ có thể đưa ra thảo luận nhiều vấn đề, như hợp tác quốc phòng, hợp tác hạt nhân dân sự, hợp tác về năng lượng tái tạo, vấn đề biến đổi khí hậu và hợp tác kinh tế.
Với vị trí địa lý chiến lược, tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh, Ấn Độ trở thành một nhân tố chủ chốt trong chiến lược quân sự và thương mại của Mỹ. Trong khi đó, Ấn Độ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ nhằm tiếp cận những hàng hóa công nghệ cao để sử dụng cho mục đích dân sự và quân sự.
Theo nguồn tin của chính phủ Ấn Độ vào tháng 8-2014, Mỹ đã “soán ngôi” của Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. Trở ngại trong tăng cường hợp tác quốc phòng song phương là việc Ấn Độ hạn chế công ty nước ngoài chiếm cổ phần đa số tại các công ty quốc phòng của mình và việc Mỹ ngăn cản xuất khẩu một số công nghệ cao cho Ấn Độ.
Trong chuyến thăm này, các quan chức Mỹ và Ấn Độ sẽ thảo luận cách thức nhằm khai thông tiềm năng thương mại năng lượng hạt nhân giữa hai nước, với trị giá ước tính hàng tỷ USD.
Ấn Độ và Mỹ đã ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự năm 2008. Ấn Độ muốn các công ty Mỹ dẫn đầu trong nỗ lực thu hút 100 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng mới của Ấn Độ.
Trong chuyến thăm Washington tháng 9-2014, Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết giúp các công ty năng lượng tái tạo Mỹ vào thị trường Ấn Độ. Rào cản hiện nay đối với đầu tư trong lĩnh vực này là việc New Delhi yêu cầu các công ty nước ngoài phải sản xuất phần lớn thiết bị tại Ấn Độ - động thái mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng sẽ đẩy giá thành lên cao hơn.
Ngoài ra, Mỹ và Ấn Độ dự kiến sẽ công bố nỗ lực làm việc cùng nhau để khắc phục biến đổi khí hậu, trước khi diễn ra Hội nghị toàn cầu về vấn đề này tại Paris (Pháp) vào cuối năm nay.
Ấn Độ - nước thải carbon nhiều thứ ba thế giới - miễn cưỡng theo Mỹ và Nga trong cam kết giảm khí thải với lập luận rằng họ cần tăng trưởng kinh tế để giảm đói nghèo.
Thay vào đó, Ấn Độ có thể công bố các kế hoạch nhanh chóng phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới, theo đó cần các khoản đầu tư và công nghệ của Mỹ.
Tại cuộc gặp cấp cao tháng 9-2014 ở Washington, Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều hằng năm lên 500 tỷ USD, gấp năm lần so với hiện nay. Song, hiện giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vẫn thất vọng trước những rào cản trong tiếp cận thị trường Ấn Độ và bất đồng với Ấn Độ về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Ấn Độ và Mỹ cũng đã nhiều lần kiện nhau tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về bảo hộ sản phẩm thép, thịt gà và tấm thu năng lượng Mặt Trời./.
Tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh biên giới Tây Nguyên  (25/01/2015)
Bộ trưởng Công an tặng quà Tết cho đồng bào nghèo Đắk Lắk  (25/01/2015)
Bế mạc Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (25/01/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên