Tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh biên giới Tây Nguyên
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Trung tướng Võ Trọng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng nhiều lãnh đạo của Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các bộ, ngành trung ương và một số tỉnh đã dự buổi lễ.
Chương trình phối hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong công tác bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn khu vực biên giới, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên và vùng phụ cận.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các ngành, các lực lượng hoạt động ở khu vực biên giới và các xã tiếp giáp triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và nền biên phòng toàn dân.
Hai cơ quan tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng của trung ương, địa phương, lực lượng chức năng của nước bạn Campuchia, Lào đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhằm giữ vững ổn định chính trị xã hội vùng Tây Nguyên và các huyện miền núi có biên giới đất liền giáp Tây Nguyên.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thường xuyên trao đổi thông tin, chỉ đạo xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, công tác đối ngoại biên giới, ngoại giao nhân dân, chỉ đạo, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã biên giới vững mạnh.
Hai cơ quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và các địa phương quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng nâng cao tiềm lực quốc phòng tuyến biên giới, trọng tâm là các công trình phòng thủ, hệ thống đường tuần tra biên giới gắn với giao thông liên vùng, ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng công trình quốc phòng phù hợp với quy hoạch phát triển vùng biên giới của từng địa phương.
Hai bên nghiên cứu, đề xuất các địa phương quan tâm giải quyết kịp thời nhu cầu về đất đai, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm tuyển chọn, sử dụng lao động là người tại chỗ, phát huy kết quả mô hình kết nghĩa giữa cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang với buôn, bon, làng.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách đặc thù phát triển vùng biên giới, đôn đốc các địa phương rà soát, điều chỉnh, bố trí dân cư ra khu vực biên giới để sớm ổn định, tiến đến thành lập các đơn vị hành chính, làm cơ sở tham gia xây dựng, bảo vệ biên giới. Hai bên tập trung chỉ đạo, đầu tư tiếp tục xây dựng các huyện biên giới thành khu vực phòng thủ vững chắc, bảo đảm yêu cầu phòng thủ và tác chiến trong mọi tình huống.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Tây Nguyên tặng 44 cán bộ của các tỉnh Tây Nguyên./.
Bộ trưởng Công an tặng quà Tết cho đồng bào nghèo Đắk Lắk  (25/01/2015)
Bế mạc Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (25/01/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên