Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng
Vĩnh Phúc: Tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh
Tại Vĩnh Phúc, trước đây công tác phát triển Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp gặp không ít vướng mắc, khó khăn do người lao động phần lớn xa quê, xa nhà, đời sống chưa ổn định nên khó vận động, tập hợp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chưa nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, ngại làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian sản xuất nên chưa thực sự mặn mà ủng hộ việc phát triển Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Hiện riêng các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc thu hút khoảng 45.000 công nhân lao động, trong đó số công nhân nữ là hơn 30.000 người.
Để khắc phục điều đó, Vĩnh Phúc đã vận động, tuyên truyền và đề nghị các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, tôn trọng, tạo điều kiện và bảo đảm các quyền thành lập tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, điều lệ của tổ chức đó. Các doanh nghiệp cần phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người lao động tham gia thành lập tổ chức, phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đã được thành lập tại doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Nhờ đó, vài năm gần đây công tác phát triển đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc đã đạt được kết quả khả quan.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chỉ đạo các ban, ngành chức năng của tỉnh tập trung nghiên cứu, tìm ra những phương pháp, cách làm hay để vừa nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chủ các doanh nghiệp, vừa đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp; khi quyền lợi được đảm bảo, người lao động sẽ nhiệt tình tham gia các tổ chức đảng, đoàn thể. Các huyện, thành, thị chủ động sắp xếp thời gian, tiếp cận tuyên truyền thành lập tổ chức đảng ở những nơi có đủ điều kiện, đồng thời tạo điều kiện tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Liên đoàn Lao động tỉnh đã thực hiện các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ, tập hợp... công nhân lao động như lắp đặt phòng vắt, trữ sữa tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, giúp lao động nữ có con nhỏ dù đi làm nhưng vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, Hội Liên hiệp thanh niên Vĩnh Phúc đề xuất và khởi xướng thành lập mô hình câu lạc bộ thanh niên công nhân khu nhà trọ...
Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Thị Hồng Thủy cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 113 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp, trong đó có 82 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối với 2.930 đảng viên. Trong năm 2014, toàn tỉnh đã thành lập mới 4 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; tách, thành lập và nâng cấp 3 chi, đảng bộ cơ sở; kết nạp 273 đảng viên mới; kiện toàn 7 tổ chức cơ sở đảng. Đảng ủy Khối doanh nghiệp cũng tích cực phối hợp với Liên đoàn Lao động các cấp tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó thành lập mới 23 tổ chức công đoàn cơ sở, 4 tổ chức đoàn trong doanh nghiệp và 3 tổ chức hội, 15 chi hội thanh niên công nhân khu lưu trú.
Tuy nhiên, số tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế; chất lượng đảng viên, đoàn viên chưa cao; số đảng viên được đào tạo trình độ chính trị cao còn ít; số đảng viên là chủ doanh nghiệp được kết nạp còn thấp đã hạn chế vai trò hạt nhân lãnh đạo trong các doanh nghiệp, đơn vị. Công tác phát triển Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa tương xứng với sự phát triển chung của tỉnh.
Bứt phá ở ở xã miền núi Hùng Sơn, Nghệ An
Từ chỗ là xã khó khăn, cách trở, đến nay xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã tạo được những bứt phá, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Có được thành công trên phải kể đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã, tính tiên phong, gương mẫu của các đảng viên.
Hiện, Hùng Sơn được biết đến là một trong những xã thành công trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên mà phần lớn là các đảng viên đang giữ những vị trí chủ chốt của xã và ở các xóm. Các đảng viên không chỉ giữ những trọng trách trong chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới mà còn là những người đầu tàu, gương mẫu, tuyên truyền, vận động người dân trong xã và gia đình mình nhận thức được tính đúng đắn trong chủ trương xây dựng nông thôn mới để nhân dân đồng thuận, quyết tâm thực hiện thành công những mục tiêu đề ra. Đặc thù của xã Hùng Sơn là giao thông cách trở, đi lại khó khăn, từ trung tâm huyện đến xã phải qua cầu treo. Xác định được thực tế, xã vận động nhân dân góp công, góp sức, cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện để xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông. Với cách làm này, từ năm 2013 đến nay xã xây dựng được 20 km đường bê tông nông thôn đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn khác nhau, xã còn nâng cấp, xây dựng được trường mầm non, trạm y tế, nhà công vụ trường tiểu học, trụ sở làm việc...
Không chỉ thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hùng Sơn còn đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2014, xã đạt tốc độ tăng trưởng 11,56%; thu nhập bình quân đầu người 31,3 triệu đồng/người/năm... Đối với một xã miền núi như Hùng Sơn, đạt được kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội như trên là do vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong xã được phát huy. Các đảng viên thực sự là những người đi đầu trong mọi phong trào, là những hạt nhân tích cực, động viên, đưa phong trào của xã đi lên.
Đảng bộ, chính quyền xã đã họp, thống nhất chủ trương, phương thức thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, coi đây là việc làm quan trọng để thay đổi phương thức sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Chỉ trong vòng 2 năm tính từ khi thực hiện chủ trương, xã đã hoàn thành cơ bản công tác dồn điền, đổi thửa, đưa những diện tích đất sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây thành những cánh đồng lớn, giúp thuận tiện cho các hộ tập trung đầu tư canh tác, sản xuất những mô hình lớn, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Với chủ trương này, đến nay xã đưa diện tích chè lên 533 ha, cây chè trở thành cây chủ lực, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt khoảng 4.500 tấn, đem lại thu nhập cho người dân trên 17 tỷ đồng/năm. Không chỉ phát triển hiệu quả cây chè, xã cũng tăng đàn trâu bò lên gần 2.000 con, 2.282 con lợn, 85.000 con gia cầm các loại, khẳng định thành công trong nhiều mô hình phát triển cây, con.
Đảng bộ, chính quyền xã rút ra bài học kinh nghiệm và thực tiễn những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hùng Sơn trở thành điểm sáng. Đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của xã trên các lĩnh vực; tổ chức và thực hiện tốt nội dung quy chế dân chủ cơ sở; được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân đoàn kết, nhất trí cao; có sự năng động, nhạy bén trong việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, kết hợp huy động nội lực trong nhân dân; nói đi đôi với làm, kiên quyết đấu tranh với tư tưởng ỷ lại.
Phát huy những thành tích đạt được, năm 2015, xã phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,63%; thu nhập bình quân đầu người 35,7 triệu đồng/người/năm… Theo đó, Đảng bộ, chính quyền xã đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đề án trong sản xuất, chăn nuôi; vận động người dân mở rộng diện tích trồng mía tại các vùng ruộng cạn, duy trì ổn định diện tích chè và chỉ đạo nhân dân trồng mới thêm 20 ha trên những vùng đất đã khai thác cây keo tràm, những vùng đất có khả năng trồng chè. Xã tiếp tục xây dựng đề án vay vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nhân rộng mô hình chăn nuôi bò tập trung; vận động các hộ cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế vườn, chuyển đổi một số diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc…
Đổi thay nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Bắc Kạn
Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến là cái nôi của cách mạng với nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như Bản Duồm, Đèo Giàng, Nà Tu, Nà Pậu, cầu Ổ Gà…Trong đó Bản Duồm là nơi ghi dấu thành lập Chi bộ Chí Kiên - Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn. Phát huy tinh thần quê hương cách mạng, người dân nơi đây không ngừng thi đua lao động, sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Ân, ngày 22-9-1943, dưới chân thác Coỏng Tát thuộc Bản Duồm, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chi bộ Chí Kiên được thành lập, gồm 3 đồng chí: Dương Mạc Hiếu, ĐồngVăn Bằng, Doanh Thăng Hỷ (tức Doanh Hằng), đồng chí Dương Mạc Hiếu được bầu làm Bí thư. Chi bộ Chí Kiên là Chi bộ đầu tiên được thành lập của tỉnh Bắc Kạn đã mở ra giai đoạn cách mạng mới, đánh dấu sự lớn mạnh phong trào cách mạng của huyện Ngân Sơn nói riêng, của tỉnh Bắc Kạn nói chung. Chi bộ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy đánh chiếm đồn Ngân Sơn, tước vũ khí, tịch thu ấn tín của bọn cường quyền tay sai thân Pháp, thành lập UBND lâm thời ở các xã, giải phóng huyện Ngân Sơn vào tháng 6-1945, tiến tới giải phóng hoàn toàn thị xã Bắc Kạn và góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 của dân tộc.
Xã Thượng Ân với dân số hơn 2.000 người và chủ yếu là dân tộc Tày, Dao. Là địa phương có nhiều thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình, năm 1999, xã đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy truyền thống anh hùng, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thượng Ân luôn đoàn kết, chung sức chung lòng, tích cực đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nhờ không ngừng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên bình quân lương thực đầu người không ngừng tăng, năm 2014 đạt 772 kg/người/năm. Hiện nay toàn xã còn 119 hộ nghèo, giảm 4,2% so với năm 2013, hộ cận nghèo chiếm 8,4%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được củng cố và phát triển. Trạm y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Đường giao thông đã đến được 18 thôn, bản. Người dân cơ bản đã được dùng nước hợp vệ sinh…
Năm 2003, Khu di tích Bản Duồm được xây dựng khang trang, sạch đẹp bên cạnh chân thác Coỏng Tát thơ mộng. Bên cạnh đó, nhà lưu niệm truyền thống cũng được xây dựng. Khu di tích không chỉ là niềm tự hào của người dân Bản Duồm mà còn là niềm tự hào của người dân cả xã Thượng Ân, cả huyện Ngân Sơn và tỉnh Bắc Kạn. Đó không chỉ là nơi ghi dấu lịch sử mà còn là nơi giáo dục ý thức, truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau. Những người tham gia thành lập Chi bộ Chí Kiên đã đi xa nhưng công lao, hình ảnh của họ vẫn còn in mãi trong lòng người dân nơi đây./.
Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 7  (23/01/2015)
Nâng cao tính lý luận, tính chính trị để Tạp chí Cộng sản mãi xứng đáng là cơ quan lý luận và chính trị hàng đầu của Đảng  (23/01/2015)
Nâng cao tính lý luận, tính chính trị để Tạp chí Cộng sản mãi xứng đáng là cơ quan lý luận và chính trị hàng đầu của Đảng  (23/01/2015)
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đón Tết  (23/01/2015)
165 triệu USD phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng nông thôn  (23/01/2015)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc bên lề WEF 2015  (23/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên