Liên hợp quốc ghi nhận thành quả bước đầu cuộc chiến chống Ebola
Ngày 20-01, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York - Mỹ, Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 69 đã tổ chức phiên họp toàn thể để nghe báo cáo về diễn biến của dịch bệnh Ebola và kết quả bước đầu của chiến dịch dập dịch.
Phát biểu trước các đại diện của 193 quốc gia thành viên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định chiến thắng cuối cùng trước dịch bệnh nguy hiểm này là hoàn toàn có thể, và điều đó đã được chứng minh qua kết quả bước đầu trong những hoạt động không mệt mỏi của cộng đồng quốc tế mấy tháng vừa qua nhằm chống lại dịch bệnh này.
Ông cho biết nhờ sức mạnh của cả cộng đồng, đặc biệt là giới y học, trong việc điều trị các bệnh nhân cũng như điều chế thành công vacxin ngăn ngừa, dịch bệnh này bước đầu đã được ngăn chặn, song vẫn còn nhiều việc phải làm, trước hết là khôi phục cuộc sống bình thường tại các quốc gia bị nhiễm dịch ở vùng Tây Phi, như Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao nỗ lực của toàn hệ thống Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên trong việc hợp sức dập dịch, và kêu gọi tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, giúp đỡ các quốc gia vùng Tây Phi khắc phục thiệt hại và những khó khăn, trở ngại do dịch bệnh gây ra.
Từng đích thân thị sát vùng có dịch, ông bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng con người hoàn toàn có thể chiến thắng Ebola nếu hành động thật nhanh bằng sức mạnh của cả cộng đồng, kịp thời khoanh vùng, có những phương tiện y tế, thuốc men và đội ngũ các thầy thuốc tốt nhất để điều trị cho các bệnh nhân và giảm tối đa những ca mắc bệnh mới bằng loại vacxin đặc hiệu.
Tổng Thư ký cho biết ngoài việc Liên hợp quốc đã tài trợ kịp thời cho chiến dịch dập dịch, nhiều quốc gia đã dành cho các quốc gia vùng dịch những khoản tài trợ rất lớn, đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Ông đánh giá cao việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã cử Đặc phái viên của Tổng Thư ký về Ebola và ủng hộ việc thiết lập Phái bộ Đặc biệt của Liên hợp quốc về dịch Ebola (UNMEER) và đây là Phái bộ khẩn cấp đầu tiên trong lịch sử gần 70 năm tồn tại của Liên hợp quốc về y tế.
Nhà lãnh đạo Liên hợp quốc khẳng định 4 tháng đã trôi qua kể từ khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết lịch sử hôm 19-9-2014, tuyên chiến với Ebola, bắt đầu chiến dịch toàn cầu chống lại dịch bệnh này, cộng đồng quốc tế đã thu được những thành công rất đáng khích lệ, với việc nhiều bệnh nhân được chữa khỏi cũng như số ca nhiễm mới đã giảm đi rõ rệt, và thành công này đặc biệt thấy rõ ở Liberia, nơi Ebola từng hoành hành nghiêm trọng nhất, đến mức, vào tháng 8 năm ngoái, cứ sau mỗi tuần lại có thêm 300 ca nhiễm mới, song nay chỉ còn chưa đến 10 người.
Cũng như vậy, tại Guinea và Sierra Leone, số ca nhiễm mới hiện đã giảm mạnh, trong khi số bệnh nhân chưa chữa khỏi hiện cũng không nhiều. Riêng ở Mali, nhờ những hành động dập dịch rất quyết liệt và kịp thời của cộng đồng quốc tế và các cấp chính quyền địa phương, hiện tại, quốc gia này đã được rút khỏi danh sách vùng nhiễm Ebola.
Phát biểu tại phiên họp, ông Ismail Ould Cheikh Ahmed, Trưởng phái bộ UNMEER, đánh giá cao thành công trong chiến dịch chống chọi với Ebola, và coi đây là điều đặc biệt có ý nghĩa, bởi mới cách đây 3 tháng, số ca nhiễm mới căn bệnh nguy hiểm này tại vùng Tây Phi luôn tăng gấp đôi sau mỗi ba tuần, đến mức nhiều người đã phải đưa ra những dự báo bi quan rằng đến cuối tháng 12 vừa rồi, mỗi tuần sẽ có thêm 10 nghìn bệnh nhân Ebola mới, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Đánh giá cao thành công của chiến dịch dập dịch Ebola, Chủ tịch Đại hội đồng khóa 69, Sam Kutesa cho biết tuy dịch bênh này đã tạm thời được ngăn chặn, song các quốc gia có dịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội sau khi phải chịu những tổn thất nặng nề từ Ebola, với 20.206 người nhiễm bệnh, và 7.905 người trong số đó đã tử vong. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục dành cho vùng Tây Phi mọi sự giúp đỡ cần thiết để khắc phục hậu quả do dịch bệnh Ebola gây ra.
Chủ tịch Đại hội đồng cũng cho biết theo quyết định của Tổng Thư ký Ban Ki-moon, Liên hợp quốc đã thành lập một ủy ban trực thuộc Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) nhằm đánh giá thiệt hại của Ebola và nhu cầu cần giúp đỡ của các quốc gia bị từng dịch bệnh này hoành hành./.
Tạo sự chuyển biến tích cực trong vùng Tây Bắc  (21/01/2015)
Các bệnh viện cam kết “không để người bệnh nằm giường ghép” thực hiện mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện  (21/01/2015)
Các bệnh viện cam kết “không để người bệnh nằm giường ghép” thực hiện mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện  (21/01/2015)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm tổ chức thành công IPU-132  (21/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển