Các bệnh viện cam kết “không để người bệnh nằm giường ghép” thực hiện mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện
TCCSĐT - Ngày 20-01-2015, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác khám, chữa bệnh năm 2015 và đánh giá 02 năm thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giảm quá tải bệnh viện.
Đến dự Hội nghị có PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS, TS. Nguyễn Thị Xuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế; GS, TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS, TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS, TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và lãnh đạo các bệnh viện có cam kết không để người bệnh nằm ghép giường bệnh và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.
Ngày 09-01-2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 92/QĐ-TTg. Sau 02 năm triển khai thực hiện Đề án, cả bốn mục tiêu của Đề án đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể là các bệnh viện đã tăng được 38.913 giường bệnh thực kê (tăng 17,5% so với năm 2012), tăng 5.102 bàn khám (nâng tổng số bàn khám lên 10.830, gần gấp đôi so với năm 2012), tổng thời gian chờ khám được rút ngắn trung bình 48,5 phút/người bệnh, giúp tiết kiệm 27,2 triệu ngày công lao động xã hội, cơ sở vật chất phục vụ người bệnh được cải thiện, 37,5% bệnh viện vệ tinh đã giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên, 25% bệnh viện tuyến huyện tăng công suất sử dụng giường bệnh…
Bốn mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 bao gồm: Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh xuống 100%, cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện. Nâng cao công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện có công suất sử dụng giường bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020. Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; bảo đảm mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 50 bệnh nhân/một ngày làm việc vào năm 2015 và 35 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2020. Tăng số giường bệnh công lập trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên đối với 5 chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi).
Trong đó, mục tiêu quan trọng của Đề án là cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015 đã nhận được sự quan tâm vào cuộc của tất cả các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối. Có được kết quả này là nhờ vào việc các bệnh viện đã vận dụng thành công những kinh nghiệm thực tiễn để từng bước giảm tình trạng nằm ghép theo ba nhóm giải pháp.
Một là, xây dựng thêm khu điều trị, kê thêm giường bệnh.
Hai là, thiết lập đơn vị lọc ngoại trú, chuyển điều trị ngoại trú những trường hợp có thể, điều trị ban ngày, giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn nhập viện; rút ngắn thời gian điều trị nội trú thông qua áp quy trình và phác đồ điều trị chuẩn, giám sát điều trị; điều phối linh hoạt giữa các khoa lâm sàng,…
Ba là, tăng cường mối liên kết, chuyển tuyến giữa tuyến trên và tuyến dưới, thiết lập mạng lưới “bệnh viện giảm tải”.
Đã có một số bệnh viện tuyến cuối, mặc dù lưu lượng người bệnh rất đông nhưng hầu như người bệnh không phải nằm ghép, ví dụ: Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức, Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây là Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bộ Y tế đánh giá cao việc chủ động cam kết “không để người bệnh nằm ghép” của các bệnh viện trung ương và cho rằng, đây là giải pháp có tính khả thi trong thời gian tới. Để thực hiện quyết tâm cao của các bệnh viện khắc phục tình trạng nằm ghép, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ tổ chức 3 đợt ký cam kết không để người bệnh nằm ghép:
Đợt 1: Nhân dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-02-2015
Đợt 2: Ngày 19-5-2015
Đợt 3: Ngày 02-9-2015
Tùy theo khả năng giải quyết tình trạng nằm ghép của bệnh viên, 3 nội dung cam kết được thực hiện là:
Thứ nhất, bảo đảm mỗi người bệnh sẽ được bố trí 01 giường bệnh ngay sau khi vào điều trị nội trú;
Thứ hai, bảo đảm tối đa sau 24 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người sẽ được bố trí một giường bệnh;
Thứ ba, bảo đảm tối đa sau 48 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố trí một giường bệnh.
Đề xuất này được các bệnh viện hưởng ứng và đã có 13 bệnh viện tuyến trung ương cam kết không để người bệnh nằm ghép từ ngày 20-01-2015. Bộ Y tế sẽ triển khai các biện pháp giám sát đánh giá quá trình thực hiện tại các bệnh viện thông qua báo cáo trực tuyến số liệu về tình trạng nằm ghép hằng tuần. Đây cũng là tiêu chí đánh giá sự quyết tâm và năng lực điều hành, quản lý của giám đốc bệnh viện thông qua việc tham gia và thực hiện cam kết không để người bệnh nằm ghép.
Việc ký cam kết không để người bệnh nằm ghép thể hiện quyết tâm cao của các bệnh viện dựa trên cơ sở thực tiễn đã triển khai thành công ở một số đơn vị, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh, thể hiện mong muốn của toàn ngành y tế và của xã hội. Bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế, rất cần có sự ủng hộ, chia sẻ, tham gia của mỗi người dân và toàn xã hội. Qua đây, Bộ Y tế kêu gọi và mong muốn sự vào cuộc và ủng hộ của các cơ quan truyền thông đại chúng để thực hiện thành công của mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm tổ chức thành công IPU-132  (21/01/2015)
Đổi mới phương pháp điều hành của Văn phòng Chủ tịch nước  (21/01/2015)
Thông điệp Liên bang Mỹ năm 2015 tập trung vào vấn đề đối nội  (21/01/2015)
Liên hợp quốc thảo luận về bảo đảm hòa bình an ninh quốc tế  (21/01/2015)
Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam  (21/01/2015)
Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam  (21/01/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên