Việt Nam kêu gọi IPU bảo vệ và thúc đẩy bình đẳng giới
10:08, ngày 15-10-2014
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 14-10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có bài phát biểu trong phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 131 tại Geneva, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bình đẳng giới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định Việt Nam luôn ý thức rằng bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố góp phần vào thúc đẩy tiến bộ phụ nữ và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các chính sách và khung pháp lý cơ bản nhằm thúc đẩy thực hiện quyền con người, bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.
Việt Nam đã ban hành Hiến pháp mới, trong đó có 01 chương đề cập về quyền con người, quyền phụ nữ. Việt Nam cũng đã ban hành Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các đạo luật hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy bình đẳng, tiến bộ phụ nữ.
Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2014 - 2016, Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết quốc tế của mình về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em gái, về bình đẳng giới, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, bình đẳng giới là một quyền con người cơ bản, một mục tiêu của các quốc gia và thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, việc thực hiện Tuyên ngôn quốc tế, các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, Cương lĩnh Bắc Kinh về bình đẳng giới cũng như việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đã đạt được một số thành tựu đáng kể về bình đẳng giới.
Cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đã có nhiều thay đổi, nhiều phụ nữ và trẻ em gái biết chữ hơn bao giờ hết, ở 1/3 số nước đang phát triển đã có nhiều trẻ em gái đi học hơn trẻ em trai, phụ nữ chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu, phụ nữ được tham gia ngày càng sâu hơn, rộng hơn trong đời sống chính trị-xã hội của các nước.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn tồn tại dai dẳng, diễn ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức là một thách thức mang tính toàn cầu, với 1/3 số phụ nữ và các bé gái là nạn nhân.
Bạo lực đối với phụ nữ để lại những hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quyền con người, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của phụ nữ, ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai mà nguyên nhân sâu xa là bất bình đẳng giới, thể hiện quan hệ không cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ trong lịch sử và chính bạo lực đối với phụ nữ là trở ngại lớn để đạt được sự bình đẳng, phát triển, hòa bình và bình đẳng giới thực chất chỉ có thể được thiết lập khi không còn bạo lực đối với phụ nữ.
Với tôn chỉ hoạt động là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người như là yếu tố cơ bản của dân chủ nghị viện và của sự phát triển, Việt Nam hy vọng IPU phát huy hơn nữa vai trò của mình và cùng với các nghị viện thành viên và các quốc gia xem xét thực hiện.
Trước hết, tiếp tục ưu tiên lồng ghép mục tiêu bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ vào các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, từng bước tiến tới xóa bỏ bạo lực đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em ở cấp quốc gia và quốc tế; nâng cao vai trò của Nghị viện và nghị sỹ thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách quốc gia phù hợp với các cam kết, chuẩn mực và thực tiễn quốc tế về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; đồng thời đảm bảo việc thực thi luật pháp hiệu quả, chú trọng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi bạo lực, tạo điều kiện cho nạn nhân tiếp cận những cơ chế, biện pháp giải quyết công bằng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục, nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong trường học để đảm bảo rằng các thế hệ sau không bị ảnh hưởng bởi các hành vi bạo lực.
Bình đẳng thực chất sẽ được thực hiện khi phụ nữ và trẻ em gái ý thức hơn quyền của mình cũng như có các cơ hội tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách để bảo hộ tốt hơn; tăng cường phối hợp giữa các chính phủ và nghị viện các nước nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em, mại dâm xuyên quốc gia; thúc đẩy hợp tác giữa IPU, nghị viện các nước thành viên với các tổ chức hữu quan của Liên hợp quốc, các diễn đàn quốc tế về phụ nữ cũng như với các tổ chức chính trị xã hội tại mỗi quốc gia nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của phụ nữ, bình đẳng giới, chống phân biệt và đối xử và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ./.
Việt Nam đã ban hành Hiến pháp mới, trong đó có 01 chương đề cập về quyền con người, quyền phụ nữ. Việt Nam cũng đã ban hành Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các đạo luật hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy bình đẳng, tiến bộ phụ nữ.
Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2014 - 2016, Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết quốc tế của mình về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em gái, về bình đẳng giới, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, bình đẳng giới là một quyền con người cơ bản, một mục tiêu của các quốc gia và thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, việc thực hiện Tuyên ngôn quốc tế, các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, Cương lĩnh Bắc Kinh về bình đẳng giới cũng như việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đã đạt được một số thành tựu đáng kể về bình đẳng giới.
Cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đã có nhiều thay đổi, nhiều phụ nữ và trẻ em gái biết chữ hơn bao giờ hết, ở 1/3 số nước đang phát triển đã có nhiều trẻ em gái đi học hơn trẻ em trai, phụ nữ chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu, phụ nữ được tham gia ngày càng sâu hơn, rộng hơn trong đời sống chính trị-xã hội của các nước.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn tồn tại dai dẳng, diễn ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức là một thách thức mang tính toàn cầu, với 1/3 số phụ nữ và các bé gái là nạn nhân.
Bạo lực đối với phụ nữ để lại những hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quyền con người, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của phụ nữ, ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai mà nguyên nhân sâu xa là bất bình đẳng giới, thể hiện quan hệ không cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ trong lịch sử và chính bạo lực đối với phụ nữ là trở ngại lớn để đạt được sự bình đẳng, phát triển, hòa bình và bình đẳng giới thực chất chỉ có thể được thiết lập khi không còn bạo lực đối với phụ nữ.
Với tôn chỉ hoạt động là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người như là yếu tố cơ bản của dân chủ nghị viện và của sự phát triển, Việt Nam hy vọng IPU phát huy hơn nữa vai trò của mình và cùng với các nghị viện thành viên và các quốc gia xem xét thực hiện.
Trước hết, tiếp tục ưu tiên lồng ghép mục tiêu bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ vào các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, từng bước tiến tới xóa bỏ bạo lực đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em ở cấp quốc gia và quốc tế; nâng cao vai trò của Nghị viện và nghị sỹ thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách quốc gia phù hợp với các cam kết, chuẩn mực và thực tiễn quốc tế về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; đồng thời đảm bảo việc thực thi luật pháp hiệu quả, chú trọng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi bạo lực, tạo điều kiện cho nạn nhân tiếp cận những cơ chế, biện pháp giải quyết công bằng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục, nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong trường học để đảm bảo rằng các thế hệ sau không bị ảnh hưởng bởi các hành vi bạo lực.
Bình đẳng thực chất sẽ được thực hiện khi phụ nữ và trẻ em gái ý thức hơn quyền của mình cũng như có các cơ hội tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách để bảo hộ tốt hơn; tăng cường phối hợp giữa các chính phủ và nghị viện các nước nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em, mại dâm xuyên quốc gia; thúc đẩy hợp tác giữa IPU, nghị viện các nước thành viên với các tổ chức hữu quan của Liên hợp quốc, các diễn đàn quốc tế về phụ nữ cũng như với các tổ chức chính trị xã hội tại mỗi quốc gia nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của phụ nữ, bình đẳng giới, chống phân biệt và đối xử và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ./.
Chiếc xe tăng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam  (15/10/2014)
Chiếc xe tăng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam  (15/10/2014)
Việt Nam là trọng tâm trong chính sách mở rộng quan hệ của Iran  (14/10/2014)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức  (14/10/2014)
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 của Thành phố Hồ Chí Minh  (14/10/2014)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Bỉ, EU  (14/10/2014)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay