Lào Cai từng bước xây dựng hệ thống y tế đồng bộ theo hướng bền vững
TCCSĐT - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, Lào Cai đang thực hiện hiệu quả các giải pháp hiện đại hóa hệ thống y tế hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
Từ việc đầu tư, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại
Những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được ngành y tế Lào Cai đặc biệt quan tâm. Nhiều kỹ thuật cao được thực hiện an toàn, hiệu quả, như chạy thận nhân tạo; nội soi; mổ đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco,… Với mục đích đem đến cho nhân dân những dịch vụ y tế tốt nhất, ngành đã quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang - thiết bị y tế hiện đại như: máy siêu âm, xét nghiệm huyết học, nội soi, scan… Đặc biệt, thực hiện Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao thuộc tuyến trung ương đã được chuyển giao thành công và thực hiện tốt tại tỉnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, giúp người dân có điều kiện hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong y học.
Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có 5 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số 860 giường bệnh, tăng 15 giường so với năm 2013, trong đó, Bệnh viện Y học cổ truyền tăng 10 giường, Bệnh viện phục hồi chức năng tăng 5 giường. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa mới với 500 giường bệnh là một trong những công trình y tế hiện đại. Đây là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội). Với tổng vốn đầu tư khoảng 15.216.052 USD, bảo đảm cung cấp mới gần như toàn bộ các trang thiết bị y tế cho hoạt động của 29 khoa và 6 phòng. Ngoài ra, Lào Cai còn xây dựng 2 bệnh viện mới, đó là Bệnh viện Sản nhi tỉnh và Bệnh viện Nội tiết Lào Cai. Bệnh viện Sản nhi có quy mô 150 giường bệnh, với 2 phòng chức năng, 14 khoa. Bệnh viện Nội tiết Lào Cai được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm Nội tiết tỉnh Lào Cai có quy mô 50 giường bệnh. Ba bệnh viện này sẽ có tổng số 700 giường bệnh, tăng 40% số giường so với trước, đủ khả năng tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa phục vụ bệnh nhân trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Đối với bệnh viện tuyến huyện, thành phố, tỉnh Lào Cai có 8 bệnh viện đa khoa huyện với 785 giường bệnh, tăng 15 giường so với năm 2013 (bệnh viện Bắc Hà tăng 10 giường; Bệnh viện Si Ma Cai 5 giường) và 36 phòng khám đa khoa khu vực có 445 giường, tăng 25 giường so với năm 2013 (Cốc Lếu tăng 20 giường, Bảo Nhai tăng 05 giường), tổng cộng số giường bệnh từ phòng khám đa khoa trở lên là 2.090 giường, tăng 55 giường so với năm 2013, bình quân đạt 31,4 giường bệnh/10.000 dân.
Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 2.460 giường bệnh từ phòng khám đa khoa khu vực trở lên, đạt 36,2 giường bệnh/vạn dân (trong đó có 02 giường bệnh ngoài công lập); bình quân lượt khám bệnh đạt trên 2,5 lần/người/năm.
Chú trọng tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
Nhân lực y tế là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Chính vì vậy, tỉnh Lào Cai luôn xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế là khâu đột phá để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn cao là một trong những ưu tiên quan trọng. Tỉnh tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế nhằm đáp ứng việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo; cử cán bộ y tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm đào tạo sau đại học có: 59 cán bộ (tiến sĩ 01, thạc sĩ 10, chuyên khoa cấp II 07, chuyên khoa cấp I 41), cử đi ôn và dự thi sau đại học 18 cán bộ; đào tạo đại học, cao đẳng 179 cán bộ (trong đó, bác sĩ 132, dược sĩ đại học 44, cao đẳng 03), cử đi ôn và dự thi đại học, cao đẳng 65 cán bộ; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn và ngoại ngữ cho hàng trăm lượt cán bộ y tế. Tính đến tháng 6-2014, toàn tỉnh Lào Cai có 3.675 cán bộ y tế, trong đó, tuyến xã có 972, tuyến huyện có 1.514, tuyến tỉnh có 1.189 cán bộ; tổng số bác sĩ 532, dược sĩ đại học 71. Thực hiện kế hoạch của ngành y tế năm 2013 - 2014, Lào Cai đào tạo 15 kíp chuyên môn các chuyên khoa ngành tim mạch, ung bướu, ngoại chấn thương tại các bệnh viện trung ương; thực hiện các cuộc hội chẩn trực tuyến, áp dụng nhiều kỹ thuật cao vượt tuyến được chuyển giao, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại địa phương. Ngoài ra, Lào Cai còn đào tạo, tuyển dụng nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn; ưu tiên sắp xếp, bố trí nhân lực y tế tuyến xã và tuyến huyện, nâng cao chất lượng cán bộ y tế tuyến tỉnh; đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II cho khối điều trị và y tế dự phòng, đào tạo thạc sĩ cho khối quản lý nhà nước. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y, dược học cổ truyền. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 9,8 bác sĩ và 1,2 dược sĩ đại học/10.000 dân. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ động viên, khuyến khích, tăng thu nhập và điều kiện sống, làm việc để giữ cán bộ y tế ở tuyến dưới, nhất là tuyến xã.
Xây dựng, phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh và đồng bộ
Trong thời gian tới, y tế Lào Cai chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ bằng các giải pháp hữu hiệu, có trọng tâm, trọng điểm:
Một là, thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế công lập, đi đôi với tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho y tế, tạo sự chủ động trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác y tế, vận động sự đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân, đơn vị cho sự nghiệp y tế.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trong đó chú trọng đến đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ và có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng. Điều chỉnh đội ngũ cán bộ y tế hợp lý trên cơ sở xác định nhu cầu nhân lực của từng cơ sở y tế, từ đó quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên môn kết hợp với chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các tuyến y tế; khuyến khích và hỗ trợ bác sĩ tốt nghiệp trở về công tác lâu dài ở tuyến xã.
Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vận động nhân dân tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể và bảo vệ môi trường. Khuyến khích người dân thực hiện đóng góp và chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua phát triển các loại hình bảo hiểm y tế; mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các nhà thuốc, quầy thuốc, các tủ thuốc tại trạm y tế xã.
Bốn là, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý và trong các hoạt động chuyên môn; hiện đại hóa kỹ thuật chẩn đoán hóa sinh, áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình, vi phẫu thuật trong điều trị; tập trung đầu tư phòng xét nghiệm hiện đại của khối y tế dự phòng, nâng cao kỹ thuật các la-bô chuẩn kiểm nghiệm thuốc, chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành; từng bước thực hiện quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO); theo dõi điều trị bằng hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới quản lý sức khỏe người dân bằng thẻ điện tử và ứng dụng trong các hoạt động chuyên môn y dược khác.
Năm là, đẩy mạnh hợp tác trong nước và nước ngoài về lĩnh vực y tế; mở rộng liên doanh, liên kết trong chuyên giao công nghệ y học hiện đại và dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao…/.
Dự báo tăng trưởng tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2014  (06/10/2014)
Nâng cao hiệu quả xuất bản, phát hành Báo ảnh Dân tộc - Miền núi  (06/10/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-9 đến ngày 05-10-2014  (06/10/2014)
Khánh thành khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ  (05/10/2014)
Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng khung cho Thủ đô  (05/10/2014)
Thủ tướng Vanuatu và phu nhân thăm chính thức Việt Nam  (05/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay