Thủ tướng kêu gọi thế giới cùng hành động chống biến đổi khí hậu
21:54, ngày 24-09-2014
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đứng tên đồng tác giả bài viết "Các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động ngay chống biến đổi khí hậu".
Ba tác giả của bài: "Các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động ngay chống biến đổi khí hậu" |
Bài viết được đăng trên Tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản và trang Inquirer.net (Philippines) khẳng định khu vực Đông Á là tuyến đầu chịu tác động từ biến đổi khí hậu. Hàng trăm triệu người trong khu vực sống ở các thành phố và vùng ven có đất thấp và đang đối mặt với rủi ro ngày càng cao do nước biển dâng, ngập lụt, xâm nhập mặn và khan hiếm nước.
Khu vực đang phải hứng chịu liên tiếp các sự kiện thời tiết khắc nghiệt những năm gần đây trong đó có những trận siêu bão và lũ lụt gây thương vong lớn.
Các tác giả bài viết kêu gọi lãnh đạo khu vực phải làm nhiều hơn để giúp các cộng đồng dân cư kiên cường chống chọi với một tương lai thời tiết khắc nghiệt hơn. Điều này bao gồm việc đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng, các mạng lưới an toàn xã hội và bảo hiểm vi mô (microinsurance) cũng như các chương trình, dự án khác nhằm kết nối các cộng đồng với nhau.
Các nhà lãnh đạo cho rằng tất cả các biện pháp này không thể chậm trễ hơn vì không còn thời gian.
Là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ nước biển dâng, Việt Nam đang theo đuổi con đường tăng trưởng carbon thấp và nỗ lực tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng tái tạo cũng như các lựa chọn giao thông công cộng ở thành phố.
Là một phần trong Chiến lược Tăng trưởng Xanh, Việt Nam đặt mục tiêu giảm cường độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cùng với các quốc gia chia sẻ lưu vực sông Mekong, Việt Nam đang quy tụ các nhà hoạch định chính sách và nhà khoa học cùng nhau tìm các giải pháp sáng tạo cho vấn đề nguồn nước và quản lý vùng duyên hải để bảo vệ các cộng đồng dân cư đang bị đe dọa ở lưu vực con sông này.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần sự hợp tác quốc tế nhiều hơn và ủng hộ các biện pháp đối phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu Liên hợp quốc, các tác giả bài viết kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần có trách nhiệm bảo vệ hành tinh này cho thế hệ hiện nay và mai sau, vì vậy cần phải hành động ngay khi cái giá phải trả cho vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng tăng./.
Công tác quản lý và sử dụng tài nguyên ở nước ta hiện nay: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục  (24/09/2014)
Lời thề trước Đảng, lời hứa trước dân  (24/09/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (24/09/2014)
Việt - Lào trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, tầm nhìn 2030  (24/09/2014)
Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Ủy ban điều phối WIPO  (24/09/2014)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về khí hậu  (24/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay