Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về khí hậu
21:32, ngày 24-09-2014
Ngày 23-9, lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về khí hậu được khai mạc tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng, trưởng đoàn đại biểu 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, dẫn đầu.
Tham dự hội nghị còn có đông đảo các đại diện của giới khoa học, tài chính, doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi trường và báo giới.
Sau khi xem bộ phim tài liệu về khí hậu Trái Đất, các đại biểu tham dự diễn đàn quan trọng này đã nghe bài phát biểu khai mạc của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, trong đó khẳng định tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất đang đe dọa toàn thế giới, ngăn cản công cuộc phát triển của nhân loại, tác động xấu tới tương lai của hàng tỷ người. Theo ông, tương lai của hành tinh này sẽ phụ thuộc vào những cố gắng mà chúng ta đang chung tay chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Một hành tinh xanh, sạch, đẹp, đầy sức sống, vui tươi, lành mạnh, công bằng và ổn định không dành cho riêng ai, mà là của cải của toàn nhân loại. Tuy nhiên, hiện chỉ có một vật cản duy nhất đối với một hành tinh như thế, chính là con người chúng ta. Và đấy là lý do để tôi và các bạn hôm nay ngồi lại với nhau trong khán phòng này. Tôi khẩn thiết đề nghị mỗi người chúng ta hãy có cách ứng xử tốt hơn nữa đối với hành tinh của chúng ta".
Ông Ban Ki-moon kêu gọi tất cả các quốc gia cùng giảm tối đa lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính đang làm Trái Đất nóng lên và cùng tăng cường năng lực của các cá nhân cũng như các xã hội trong việc ứng phó với thiên tai, giảm thiểu những thiệt hại do tình trạng nước biển dâng, bão gió, hạn hán,... gây ra.
Ông kêu gọi sức mạnh của toàn nhân loại để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, vì theo ông, hậu quả tai hại của tình trạng này không từ một ai, một vùng miền, hay châu lục nào trên Trái Đất.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết theo kế hoạch, vào năm 2015 tại thủ đô Paris của Pháp sẽ diễn ra lễ ký Thỏa thuận toàn cầu về khí hậu Trái Đất, và theo ông, bây giờ là lúc tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động, không để cho nhiệt độ Trái Đất nóng thêm hơn 2 độ C.
Ông hy vọng tại diễn đàn quan trọng này, đại diện cấp cao các quốc gia tham dự sẽ đưa ra những sáng kiến và cam kết cụ thể để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, vì một tương lai tươi sáng của nhân loại./.
Tham dự hội nghị còn có đông đảo các đại diện của giới khoa học, tài chính, doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi trường và báo giới.
Sau khi xem bộ phim tài liệu về khí hậu Trái Đất, các đại biểu tham dự diễn đàn quan trọng này đã nghe bài phát biểu khai mạc của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, trong đó khẳng định tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất đang đe dọa toàn thế giới, ngăn cản công cuộc phát triển của nhân loại, tác động xấu tới tương lai của hàng tỷ người. Theo ông, tương lai của hành tinh này sẽ phụ thuộc vào những cố gắng mà chúng ta đang chung tay chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Một hành tinh xanh, sạch, đẹp, đầy sức sống, vui tươi, lành mạnh, công bằng và ổn định không dành cho riêng ai, mà là của cải của toàn nhân loại. Tuy nhiên, hiện chỉ có một vật cản duy nhất đối với một hành tinh như thế, chính là con người chúng ta. Và đấy là lý do để tôi và các bạn hôm nay ngồi lại với nhau trong khán phòng này. Tôi khẩn thiết đề nghị mỗi người chúng ta hãy có cách ứng xử tốt hơn nữa đối với hành tinh của chúng ta".
Ông Ban Ki-moon kêu gọi tất cả các quốc gia cùng giảm tối đa lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính đang làm Trái Đất nóng lên và cùng tăng cường năng lực của các cá nhân cũng như các xã hội trong việc ứng phó với thiên tai, giảm thiểu những thiệt hại do tình trạng nước biển dâng, bão gió, hạn hán,... gây ra.
Ông kêu gọi sức mạnh của toàn nhân loại để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, vì theo ông, hậu quả tai hại của tình trạng này không từ một ai, một vùng miền, hay châu lục nào trên Trái Đất.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết theo kế hoạch, vào năm 2015 tại thủ đô Paris của Pháp sẽ diễn ra lễ ký Thỏa thuận toàn cầu về khí hậu Trái Đất, và theo ông, bây giờ là lúc tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động, không để cho nhiệt độ Trái Đất nóng thêm hơn 2 độ C.
Ông hy vọng tại diễn đàn quan trọng này, đại diện cấp cao các quốc gia tham dự sẽ đưa ra những sáng kiến và cam kết cụ thể để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, vì một tương lai tươi sáng của nhân loại./.
Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia  (24/09/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc  (24/09/2014)
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới xuống 3,1%  (24/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay