Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia
21:30, ngày 24-09-2014
Giải báo chí Quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ người làm báo, phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia với mục đích lựa chọn để trao giải cho những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao có nội dung và hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội to lớn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; thông qua Giải góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trong cả nước; phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội.
Theo quy định, Giải báo chí Quốc gia được tổ chức hằng năm. Năm sau chấm, tuyển chọn, thẩm định và trao giải cho các tác phẩm báo chí thực hiện trong năm trước đó.
Đối tượng tham gia Giải báo chí Quốc gia là mọi công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí đã được các cơ quan báo chí trong nước hoạt động hợp pháp, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các tác phẩm báo chí được tuyển chọn tham dự Giải báo chí Quốc gia phải đạt chất lượng cao cả về nội dung thông tin, hình thức thể hiện và hiệu quả xã hội của tác phẩm.
Hằng năm, căn cứ vào tình hình phát triển báo chí và nguồn kinh phí, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia xem xét, quyết định các loại giải phù hợp với yêu cầu phát triển của các loại hình, lĩnh vực hoạt động báo chí trong từng thời kỳ, công khai về cơ cấu giải thưởng đối với từng loại giải và mức tiền thưởng đối với các giải thưởng.
Việc tổ chức tuyển chọn, thẩm định và chấm giải do Hội đồng Giải báo chí Quốc gia quyết định.
Trong thời gian qua, chất lượng Giải Báo chí Quốc gia đã được nâng cao đáng kể, nhất là sau khi đổi tên và nâng cấp từ Giải Báo chí toàn quốc. Uy tín của Giải ngày càng cao. Tuy nhiên, chất lượng giải vẫn còn nhiều hạn chế. Các giải hằng năm vẫn thiếu những tác phẩm báo chí lay động lòng người, có giá trị cao. Đây là lý do mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.
Theo quy định, Giải báo chí Quốc gia được tổ chức hằng năm. Năm sau chấm, tuyển chọn, thẩm định và trao giải cho các tác phẩm báo chí thực hiện trong năm trước đó.
Đối tượng tham gia Giải báo chí Quốc gia là mọi công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí đã được các cơ quan báo chí trong nước hoạt động hợp pháp, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các tác phẩm báo chí được tuyển chọn tham dự Giải báo chí Quốc gia phải đạt chất lượng cao cả về nội dung thông tin, hình thức thể hiện và hiệu quả xã hội của tác phẩm.
Hằng năm, căn cứ vào tình hình phát triển báo chí và nguồn kinh phí, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia xem xét, quyết định các loại giải phù hợp với yêu cầu phát triển của các loại hình, lĩnh vực hoạt động báo chí trong từng thời kỳ, công khai về cơ cấu giải thưởng đối với từng loại giải và mức tiền thưởng đối với các giải thưởng.
Việc tổ chức tuyển chọn, thẩm định và chấm giải do Hội đồng Giải báo chí Quốc gia quyết định.
Trong thời gian qua, chất lượng Giải Báo chí Quốc gia đã được nâng cao đáng kể, nhất là sau khi đổi tên và nâng cấp từ Giải Báo chí toàn quốc. Uy tín của Giải ngày càng cao. Tuy nhiên, chất lượng giải vẫn còn nhiều hạn chế. Các giải hằng năm vẫn thiếu những tác phẩm báo chí lay động lòng người, có giá trị cao. Đây là lý do mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.
Mới đây, Giải Báo chí quốc gia lần thứ VIII-2013 được trao cho các tác phẩm báo chí sáng tác năm 2013, thu hút 1.665 tác phẩm của các tác giả ở các cơ quan báo chí trong nước dự thi. Từ 183 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã lựa chọn 115 tác phẩm để trao giải (trong đó có 8 giải A, 28 giải B, 41 giải C và 38 giải Khuyến khích). Đó là những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất xét trên các phương diện: Vấn đề, chủ đề, nội dung phản ánh; kỹ thuật trình bày. Ở thể loại dành cho báo điện tử, Báo Điện tử Chính phủ giành 1 giải C với loạt bài về “Nông nghiệp - Nông thôn” của tác giả Đỗ Thị Mai Hương; 1 giải Khuyến khích với loạt bài “Khi cán bộ ba cùng” của tác giả Trần Đức Mạnh. |
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc  (24/09/2014)
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới xuống 3,1%  (24/09/2014)
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tự hào 65 năm truyền thống xây dựng và phát triển  (24/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay