Chương trình giao lưu “Bài ca phụ nữ Việt Nam”
TCCSĐT - Chiều 23-9-2014, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu “Bài ca phụ nữ Việt Nam”.
Tham dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, đại biểu một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội và gần 400 nữ cán bộ, nữ thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn, sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Tại buổi giao lưu, các đại biểu khẳng định: Trong lịch sử mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, cũng như trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa của đất nước. Phụ nữ Việt Nam không chỉ là người gìn giữ, phát triển nòi giống Lạc Hồng, cần cù, thông minh trong lao động, sản xuất, mà còn là những con người giàu lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc. Ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc cũng khắc ghi tên tuổi của những người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập, phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc bảo đảm sự tiến bộ của phụ nữ, vị thế của phụ nữ, trong đó có nữ thanh niên trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Phụ nữ Việt Nam nói chung, nữ thanh niên nói riêng, tiếp tục phát huy những phẩm chất, năng lực trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo, đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bằng sự nỗ lực vươn lên của mình trên mọi lĩnh vực, phụ nữ Việt Nam nói chung và nữ thanh niên nói riêng đã kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu mà các thế hệ đi trước để lại, đồng thời tạo dựng, phát triển những phẩm chất tiên tiến phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hình thành những phẩm chất mới của người phụ nữ Việt Nam hiện đại: “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.
Thông qua chương trình này, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hy vọng góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ nói chung, nữ thanh niên, nữ sinh viên nói riêng trong việc gìn giữ, phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới./.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Liên bang Nga  (23/09/2014)
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Cho ý kiến dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật  (22/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay