Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15-9 đến ngày 21-9-2014)
Quốc hội U-crai-na trao quy chế đặc biệt cho các tỉnh miền Đông
Các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng ở U-crai-na đã phản ứng tích cực với việc Quốc hội U-crai-na đã phê chuẩn dự luật trao quy chế tự quản đặc biệt trong vòng 3 năm cho hai tỉnh Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ, mở đường cho một tiến trình phân cấp chính quyền trên cả nước theo đề xuất một ngày trước đó của Tổng thống Pi-ốt Pô-rô-sen-cô.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Va-len-ti-na Mát-vi-en-cô (Valentina Matvienko) cho rằng đây là một bước đi đúng đắn nhằm củng cố tiến trình hòa bình tại U-crai-na. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh cần nghiên cứu kỹ văn kiện này cũng như phản ứng của chính quyền địa phương Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ. Trong khi đó, đại diện cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố việc thông qua dự thảo luật về quy chế đặc biệt nói trên phù hợp với kế hoạch hòa bình Min-xcơ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ma-ri Háp (Marie Harf) tuyên bố Mỹ hoan nghênh dự luật ân xá và trao quy chế đặc biệt cho một số khu vực thuộc 2 tỉnh Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ, cho rằng đây là việc thực hiện hai cam kết quan trọng của Ki-ép khi ký thỏa thuận Min-xcơ ngày 05-9 về ngừng bắn tại miền Đông Nam U-crai-na.
Ê-bô-la - “mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới”
Ngày 18-9-2014, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua nghị quyết khẳng định dịch bệnh Ê-bô-la ở châu Phi là “mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới”, đồng thời kêu gọi tất cả các nước cung cấp nguồn lực và viện trợ khẩn cấp để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng này.
Nghị quyết cũng kêu gọi các nước dỡ bỏ những hạn chế chung về đi lại ở biên giới, vốn bị áp đặt do sự bùng phát của vi-rút Ê-bô-la. Cũng trong ngày 18-9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun công bố quyết định thành lập Phái bộ Liên hợp quốc đối phó với dịch bệnh Ê-bô-la với các nhiệm vụ chính như ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, trợ giúp công tác khám, chữa bệnh, cung cấp mọi phương tiện cần thiết cho việc cứu, chữa bệnh nhân, duy trì sự ổn định tại nơi có dịch bệnh và tìm mọi biện pháp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút gây chết người này.
Trước đó, ngày 16-9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra cảnh báo: sự bùng phát nhanh chóng của dịch Ê-bô-la đang đe dọa đến cuộc sống và tương lai của gần 8,5 triệu thanh thiếu niên dưới 20 tuổi tại các nước Tây Phi nằm trong vùng dịch. Gần 2.000 trẻ em lâm vào cảnh mồ côi vì có cha hoặc mẹ tử vong do vi-rút Ê-bô-la. Nhiều em trong số này còn đối mặt với sự kỳ thị và thiếu sự quan tâm của cộng đồng do lo ngại nhiễm bệnh.
AIPA 35 tại Lào
Ngày 19-9-2014, tại Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đã diễn ra Lễ bế mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 35 (AIPA 35).
Thông cáo chung nêu rõ “Thúc đẩy hợp tác nghị viện trong xây dựng cộng đồng an ninh, chính trị ASEAN; tăng cường hợp tác giữa các thành viên AIPA để ứng phó với dịch bệnh Ê-bô-la; tăng cường hợp tác nghị viện thành viên để phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh không truyền nhiễm, củng cố thúc đẩy dạy nghề và đạo tạo nghề, cũng như lao động có kỹ năng trong quá trình hội nhập thị trường ASEAN; thúc đẩy chiến lược tăng trưởng và phát triển xanh trong ASEAN; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh thu hẹp khoảng cách trong ASEAN”.
AIPA 35 cũng thống nhất thúc đẩy hợp tác với nghị viện các nước quan sát viên, trong đó tập trung hợp tác về thương mại, đầu tư, kinh tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ cao, du lịch, giáo dục. Các cơ hội hợp tác cần được AIPA và các nước quan sát viên thúc đẩy và củng cố. Đại hội đồng AIPA lần thứ 35 đã công bố Ma-lai-xi-a tiếp nhận vai trò Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà của Đại hội đồng AIPA lần thứ 36. Theo đó, AIPA 36 sẽ được tổ chức tại Ma-lai-xi-a từ ngày 06-9 đến ngày 12-9-2015.
Xcốt-len vẫn ở lại với Vương quốc Anh
Chiến dịch vận động nói “Không” với độc lập cho Xcốt-len đã giành được chiến thắng lớn. Ảnh: Reuters.com
Chiến dịch vận động nói “Không” với độc lập cho Xcốt-len đã giành được chiến thắng lớn hơn dự báo của các cuộc thăm dò dư luận với kết quả cuối cùng là 55,3% số cử tri muốn Xcốt-len ở lại nước Anh so với 44,7% muốn tách ra độc lập. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân này cũng khơi nguồn cho một cuộc cải cách hiến pháp sâu rộng cho toàn Liên hiệp Anh gồm 4 xứ Anh (England), Gan (Wales), Xcốt-len và Bắc Ai-len.
Phát biểu trước quốc dân bên ngoài Văn phòng Phủ Thủ tướng ở số 10 phố Downing sáng 19-9, Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn nói “nguyện vọng đã được quyết định của người Xcốt-len” là ở lại Liên hiệp Anh và ông sẽ “tôn trọng đầy đủ” cam kết dành quyền lực mới về thuế và phúc lợi xã hội cho Nghị viện Xcốt-len. Tuy nhiên, ông Đ. Ca-mê-rôn cũng nói rằng những quyền lực mới cho Xcốt-len sẽ phải đi kèm với những cải cách sâu rộng bộ máy hiến pháp trên toàn lãnh thổ, trong đó bao gồm thỏa thuận trao thêm quyền cho các nghị sĩ Anh trong các vấn đề riêng của xứ này. Ngoài ra, chính phủ liên hiệp cũng sẽ phân bổ quyền lực và tài chính nhiều hơn cho các thành phố lớn.
Hội nghị tài chính G 20 cam kết cải thiện tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ngày 21-9-2014, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G 20) đã bế mạc tại Ô-xtrây-li-a.
Chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Ô-xtrây-li-a Giô Hốc-ki (Joe Hockey), cho biết, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nghiên cứu hơn 900 biện pháp mà các nước đề xuất và ước tính rằng những nỗ lực này có khả năng nâng GDP toàn cầu lên khoảng 1,8% cho tới năm 2018. G 20 chú trọng tạo ra môi trường tăng trưởng do kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Hội nghị nhất trí với Sáng kiến hạ tầng toàn cầu, theo đó thiết lập trung tâm hạ tầng toàn cầu để chia sẻ thông tin giữa các nước.
Đối với vấn đề tiền tệ, Hội nghị nhất trí chính sách tiền tệ cần hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và đặc biệt cần phải hiệu quả trong việc đối phó với các sức ép giảm phát. Tất cả các đại biểu tham dự Hội nghị đều cam kết sẽ giám sát chặt chẽ các rủi ro tài chính nảy sinh do việc duy trì chính sách lãi suất thấp trong một thời gian dài và xây dựng các khung chính sách kinh tế mạnh hơn nhằm làm tốt vai trò là lá chắn phòng thủ trước các tác động tiêu cực của tình trạng bất ổn tài chính. Đối với vấn đề thuế, G 20 đồng ý sẽ cải thiện hệ thống thuế toàn cầu, xóa bỏ các khoảng cách về thuế giữa các nước trong thời gian gần đây./.
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Khởi động chiến dịch truyền thông: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh  (23/09/2014)
Cho ý kiến dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật  (22/09/2014)
Cho ý kiến dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật  (22/09/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 15 đến ngày 21-9-2014  (22/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên