Tổng thống Benin tái khẳng định "Việt Nam là nền kinh tế thị trường"
Trong tuyên bố lại lễ tiếp Đại sứ Việt Nam tại Benin Phạm Trường Giang tới trình thư ủy nhiệm, Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Tổng thống đồng thời đề xuất thiết lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Benin để cùng xây dựng lộ trình tăng cường quan hệ song phương.
Nhân dịp này, Tổng thống Benin cũng tái khẳng định việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tại lễ trình thư ủy nhiệm ngày 18-9 vừa qua, Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi hoan nghênh những thành tựu chính trị, kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua.
Tổng thống đánh giá cao khối đoàn kết toàn dân của Việt Nam, yếu tố đưa Việt Nam vượt qua khó khăn để giành được nhiều thành tựu trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời đánh giá cao sự phát triển cũng như nỗ lực hội nhập của Việt Nam.
Về quan hệ Benin - Việt Nam, Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi khẳng định tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nước, nhấn mạnh những thành tựu đạt được trong quan hệ song phương những năm qua và bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ lên tầm cao mới trong mọi lĩnh vực.
Phía Benin đặc biệt nhấn mạnh hai bên cần tiến hành hiệu quả việc trao đổi thông tin về thị trường và tiềm năng của nhau, bày tỏ mong muốn tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam như gạo, hàng tiêu dùng…
Benin đề nghị Việt Nam cử chuyên gia sang hỗ trợ hoặc lập liên doanh về nông nghiệp, xây dựng cơ bản…, kêu gọi Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường Benin. Benin cũng đề xuất hai nước thiết lập và đưa vào hoạt động Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Benin, cùng nhau xây dựng lộ trình cho việc tăng cường quan hệ song phương.
Trước đó, Tổng thống Benin đã khẳng định ủng hộ việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Benin, đã trao Công hàm về việc Benin công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Như vậy trong năm 2014, Cộng hòa Benin là nước Tây Phi thứ hai, sau Cote d'Ivoire, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trước đó, ngày 10-12-2013, Morocco cũng đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường./.
Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức  (22/09/2014)
Các bộ trưởng G20 lần đầu tiên bày tỏ lo ngại về dịch Ebola  (22/09/2014)
Các bộ trưởng G20 lần đầu tiên bày tỏ lo ngại về dịch Ebola  (22/09/2014)
Một số địa phương giải quyết khiếu nại tố cáo chưa “đến nơi đến chốn”  (21/09/2014)
Việt Nam - Singapore hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia  (21/09/2014)
Trên 100 dự án nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Giang  (21/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay