Thủ tướng tiếp các nhà báo dự Hội nghị mạng thông tin châu Á
Chào mừng các nhà báo đến Hà Nội dự Hội nghị thường niên Mạng thông tin châu Á, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các nội dung Hội nghị đã trao đổi; đồng thời mong muốn các thành viên Mạng châu Á thường xuyên hợp tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để mỗi nhà báo làm tốt hơn sứ mạng cao cả của mình là thông tin kịp thời, khách quan, chính xác các sự việc vì mục tiêu chung là hợp tác, hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Thay mặt các nhà báo, ông Pana Janviroj - Chủ tịch Mạng thông tin châu Á cho biết, Mạng có 21 thành viên của 19 quốc gia với phương châm luôn phản ánh khách quan về tình hình của các nước, tạo uy tín của độc giả trong khu vực và thế giới. Ông Pana Janviroj đề nghị Thủ tướng cho biết triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, quan điểm của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, về vấn đề Biển Đông và tự do báo chí ở Việt Nam.
Trả lời các nội dung mà cộng đồng báo chí trong khu vực quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đang tích cực cùng các thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN; tin tưởng với sự nỗ lực chung, việc xây dựng Cộng đồng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.
Thủ tướng cho biết, việc hoàn thành xây dựng Cộng đồng ASEAN tạo ra thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức cho Việt Nam, nhất là việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, Việt Nam đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nhanh và bền vững; trong đó tập trung cải cách thể chế, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của ASEAN mà của cả khu vực và thế giới.
Về Biển Đông, lập trường của ASEAN là rất rõ ràng, thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông; trong đó yêu cầu các bên tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thương lượng thực chất về Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Trao đổi về quyền tự do báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Việt Nam thực hiện quyền con người và quyền công dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp để bảo đảm tự do của người này, tổ chức này không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác. Hiến pháp Việt Nam mới được thông qua cũng bảo đảm tự do trên tinh thần đó./.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cho tăng cường quan hệ với Lào  (19/09/2014)
Ô nhiễm môi trường không khí tiếp tục là vấn đề nhức nhối  (19/09/2014)
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng  (19/09/2014)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12  (19/09/2014)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12  (19/09/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên