Vận động ngoại giao tại Bỉ phản đối hành động của Trung Quốc
21:54, ngày 27-05-2014
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 26-5, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã tổ chức gặp mặt các đại sứ thuộc Đoàn Ngoại giao tại Brussels nhằm vận động các quốc gia này lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tham dự cuộc họp có các đại sứ đại diện cho Nhật Bản, Liban, Pháp, Đức, Italy, Thụy Sĩ, Monaco, Na Uy, Brazil, Uruguay, Maroc, Malawi và Đại sứ Tòa thánh Vatican tại Bỉ.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi xâm phạm nghiêm trọng thềm lục địa Việt Nam, đi ngược lại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực.
Đại sứ Phạm Sanh Châu đề nghị các nước, vì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực, lên án mạnh mẽ hành vi sai trái của Trung Quốc.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chuyển tài liệu tập hợp toàn bộ hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phản ứng của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế lên án hành vi sai trái này.
Các Đại sứ tham dự cuộc gặp đều đồng tình cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sai trái, cần phải lên án.
Cùng ngày, Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gửi công hàm và thông cáo báo chí đến các cơ quan thuộc hệ thống của EU gồm Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Cơ quan phụ trách đối ngoại châu Âu (EEAS), Phái đoàn các nước thành viên EU, các Đoàn ngoại giao tại Vương quốc Bỉ, các viện nghiên cứu và cơ quan báo chí quốc tế tại Brussels về việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam./.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi xâm phạm nghiêm trọng thềm lục địa Việt Nam, đi ngược lại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực.
Đại sứ Phạm Sanh Châu đề nghị các nước, vì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực, lên án mạnh mẽ hành vi sai trái của Trung Quốc.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chuyển tài liệu tập hợp toàn bộ hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phản ứng của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế lên án hành vi sai trái này.
Các Đại sứ tham dự cuộc gặp đều đồng tình cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sai trái, cần phải lên án.
Cùng ngày, Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gửi công hàm và thông cáo báo chí đến các cơ quan thuộc hệ thống của EU gồm Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Cơ quan phụ trách đối ngoại châu Âu (EEAS), Phái đoàn các nước thành viên EU, các Đoàn ngoại giao tại Vương quốc Bỉ, các viện nghiên cứu và cơ quan báo chí quốc tế tại Brussels về việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Tổng thư ký Liên hợp Quốc  (27/05/2014)
"Thanh niên cần xốc lại hành trang, xứng là chủ tương lai đất nước"  (27/05/2014)
Đường dây 500kV Bắc - Nam đã trở thành kỳ tích của ngành điện  (27/05/2014)
Hai sỹ quan Việt Nam đầu tiên làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan  (27/05/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ an ninh năm 2014  (27/05/2014)
Việt Nam được đánh giá cao về lực lượng lao động  (27/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên