Giáo sư Ấn Độ: Trung Quốc đang chiếm dần Biển Đông
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã gây làn sóng phản ứng dữ dội trên thế giới.
Giáo sư G.V.C Naidu, giảng viên tại Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thuộc trường đại học tổng hợp Jawaharlal Nehru ở New Delhi, đã bày tỏ quan điểm của mình về hành động này của Bắc Kinh với phóng viên TTXVN tại New Delhi.
Giáo sư G.V.C Naidu nêu rõ: "Tiến trình công nghiệp hóa làm tăng nhu cầu năng lượng góp phần tăng hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Bắc Kinh đang kết hợp đe dọa về vật chất và một dạng trò chơi tâm lý để làm cho các “đối thủ” kiệt sức với âm mưu chiếm dần Biển Đông".
Theo giáo sư Naidu, Trung Quốc biết rõ không bên nào ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, có thể sánh kịp tiềm lực quân sự và tài chính của họ, đồng thời không muốn thể hiện rằng Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến trâng tráo. Do vậy, chiến lược của Trung Quốc là chia rẽ ASEAN về mặt chính trị nhưng không gây đối kháng bởi Bắc Kinh rất cần ASEAN vì những lý do kinh tế và ngoại giao bằng cách lôi kéo Hiệp hội này với mọi hình sáng kiến.
"Chính sách này có vẻ ở chừng mực nào đó đã có tác dụng khi năm 2012 hội nghị cấp cao ASEAN tại Pnom Penh đã không thông qua được tuyên bố của Chủ tịch ASEAN. Chắc chắn sự đoàn kết của ASEAN đã bị thách thức nghiêm trọng do các chiến thuật của Trung Quốc", ông Naidu cho biết.
Ông cho rằng vụ tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam và tự cho phép mình tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động vi phạm nghiêm trọng.
Giáo sư Ấn Độ cũng cho biết thêm, hành động tiếp theo có thể lấy cớ bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc thậm chí sẽ triển khai tàu chiến hải quân ở đó. Trung Quốc hành động như vậy trong khi vẫn tỏ vẻ quan tâm đến việc bắt đầu tiến hành các cuộc thương lượng về một bộ luật hành xử (COC).
Ông cũng nhấn mạnh sau hơn một thập niên chần chừ, hiện Bắc Kinh đã đồng ý sẽ tiến hành COC song không ai dám chắc tiến trình này sẽ kéo dài bao lâu. Trước khi bất cứ bộ luật nào được nhất trí, Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm đóng nhiều đảo ở mức có thể sao cho sự chiếm đóng đó trở thành sự việc đã rồi. Tuy nhiên, những hành động này hoàn toàn bất hợp pháp và đó là lý do tại sao Trung Quốc từ chối đưa vấn đề ra một ủy ban trọng tài quốc tế. Nếu tự tin vào những tuyên bố của mình, Bắc Kinh hãy để một Hội đồng luật pháp quốc tế công bằng xem xét vấn đề.
Ông cho rằng trong bối cảnh này, điều cần thiết là ASEAN hãy có lập trường kiên định, buộc Trung Quốc chấm dứt tất cả hành vi chiếm đóng dần dần các đảo, tự cho phép mình tiến hành hoạt động thăm dò thương mại tại các vùng tranh chấp, đơn phương áp đặt các chính sách như cấm đánh bắt cá, cố ý trì hoãn hiệp định COC, từ chối đưa vấn đề lên một ủy ban trọng tài quốc tế… nếu không sẽ phải thay đổi chiến lược như hợp tác với các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Theo giáo sư Naidu, phải gửi thông điệp tới Bắc Kinh thông báo rằng nếu họ không hành động phù hợp với các nguyên tắc quốc tế thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào. Riêng Việt Nam cần phải tổ chức các hội nghị, tham vấn với các nhà lãnh đạo chính trị, các chuyên gia để tăng sự quan tâm của họ, đồng thời nói rõ thực tế về tranh chấp và huy động sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp đối với vấn đề này./.
Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar  (13/05/2014)
Đổi mới như… cũ!  (13/05/2014)
Nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU  (13/05/2014)
Đà Nẵng: Mít tinh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam  (13/05/2014)
Nhiều tỉnh, thành phố tổ chức kỷ niệm lễ Phật đản 2014  (13/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên