Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 24
22:38, ngày 10-05-2014
TCCSĐT - Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma Thên Sên (Thein Sein), ngày 10-5-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, tổ chức tại thủ Nay Pi Tô (Nay Pyi Taw) của Mi-an-ma, từ ngày 10 đến 11-5-2014.
Đây là Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2014 của Mi-an-ma đồng thời cũng là lần đầu tiên Mi-an-ma đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN kể từ khi gia nhập Hiệp hội năm 1997.
Tham gia Đoàn lần này có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Phạm Quang Vinh; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Quốc Bảo.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và ASEAN tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Các thành viên ASEAN sẽ dành quyết tâm cao để thực hiện thành công Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, đồng thời tích cực chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau 2015; tiếp tục củng cố và giữ vững đoàn kết, phát huy tiếng nói thống nhất đối với các vấn đề quan trọng ở khu vực, thúc đẩy liên kết nội khối và mở rộng ra Đông Á; mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác, cũng như nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Tuy nhiên, ASEAN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ngày càng phức tạp, đặc biệt là làm sao bảo đảm được chất lượng và đúng lộ trình việc triển khai các mục tiêu xây dựng Cộng đồng; duy trì đoàn kết và phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng, các vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực cũng đang thu hút sự quan tâm của các đối tác trong khu vực và quốc tế.
Với chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”, Hội nghị lần này sẽ tập trung bàn về tình hình triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tương lai của Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và định hướng tương lai, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm. Trong bối cảnh hạn chế cả về nguồn lực và thời gian, cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của ASEAN đều đã và đang xác định các lĩnh vực, biện pháp ưu tiên để triển khai trong năm 2014 và đến cuối 2015.
Nhằm chuẩn bị cho sự kiện hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015, các thành viên ASEAN đang xây dựng kế hoạch kỷ niệm, bao gồm cả chiến lược truyền thông và danh mục các hoạt động trên cả ba trụ cột để tiến hành ở cấp quốc gia và khu vực. Nhóm Công tác hội đồng điều phối ASEAN (ACCWG) về định hướng Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 cũng đã bắt đầu bàn thảo và nhất trí cho rằng: “Tầm nhìn ASEAN sau 2015” sẽ là sự kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời đề ra tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trên cả ba trụ cột trong các thập kỷ tiếp theo, phát huy vai trò của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên các vấn đề toàn cầu.
Quan hệ đối ngoại và cấu trúc khu vực cũng là nội dung quan trọng của Hội nghị lần này. Hiện nay, khu vực Đông Á đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới; xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo ở khu vực. Trong bối cảnh các khu vực trên thế giới vẫn đang trải qua những bất ổn thì khu vực Đông Á tiếp tục là khu vực phát triển nhất đồng thời là động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Các thành viên ASEAN đã và đang chủ động hợp tác với các đối tác, tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng một cấu trúc khu vực đa tầng nấc, đa lĩnh vực thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực hiện có mà ASEAN đóng vai trò trung tâm; đồng thời góp phần xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trong khu vực, nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.
Biển Đông sẽ tiếp tục là vấn đề được quan tâm tại Hội nghị cấp cao lần này. Thời gian qua, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động gây phức tạp trên biển như công bố "Biện pháp thực thi Luật Ngư nghiệp Trung Quốc của tỉnh Hải Nam"; tổ chức tập trận tại Biển Đông… và hiện nay là đưa dàn khoan nước sâu HD-981 và các tàu hộ tống vi phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như các cam kết và thỏa thuận khu vực trong đó có Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC; gây ảnh hưởng tới an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, dự kiến nước Chủ tịch Mi-an-ma sẽ tổ chức phiên họp giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với đại diện Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), thanh niên và xã hội dân sự, nhằm tăng cường trao đổi, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức này, qua đó cùng tích cực đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Nay Pi Tô về “Xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015”. Đây sẽ là văn kiện mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác của ASEAN trong năm 2014. Theo thông lệ, Chủ tịch ASEAN sẽ ra Tuyên bố về các kết quả của Hội nghị.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này và các hội nghị liên quan với mục tiêu cùng các nước thành viên củng cố đoàn kết và vai trò chủ đạo của ASEAN đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực, thúc đẩy thực hiện có chất lượng lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hướng phát triển của ASEAN sau 2015, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực; đồng thời, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Sự tham gia của đoàn Việt Nam cũng nhằm thúc đẩy những vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN và có lợi cho Việt Nam, góp phần nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước./.
Tham gia Đoàn lần này có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Phạm Quang Vinh; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Quốc Bảo.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và ASEAN tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Các thành viên ASEAN sẽ dành quyết tâm cao để thực hiện thành công Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, đồng thời tích cực chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau 2015; tiếp tục củng cố và giữ vững đoàn kết, phát huy tiếng nói thống nhất đối với các vấn đề quan trọng ở khu vực, thúc đẩy liên kết nội khối và mở rộng ra Đông Á; mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác, cũng như nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Tuy nhiên, ASEAN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ngày càng phức tạp, đặc biệt là làm sao bảo đảm được chất lượng và đúng lộ trình việc triển khai các mục tiêu xây dựng Cộng đồng; duy trì đoàn kết và phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng, các vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực cũng đang thu hút sự quan tâm của các đối tác trong khu vực và quốc tế.
Với chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”, Hội nghị lần này sẽ tập trung bàn về tình hình triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tương lai của Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và định hướng tương lai, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm. Trong bối cảnh hạn chế cả về nguồn lực và thời gian, cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của ASEAN đều đã và đang xác định các lĩnh vực, biện pháp ưu tiên để triển khai trong năm 2014 và đến cuối 2015.
Nhằm chuẩn bị cho sự kiện hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015, các thành viên ASEAN đang xây dựng kế hoạch kỷ niệm, bao gồm cả chiến lược truyền thông và danh mục các hoạt động trên cả ba trụ cột để tiến hành ở cấp quốc gia và khu vực. Nhóm Công tác hội đồng điều phối ASEAN (ACCWG) về định hướng Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 cũng đã bắt đầu bàn thảo và nhất trí cho rằng: “Tầm nhìn ASEAN sau 2015” sẽ là sự kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời đề ra tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trên cả ba trụ cột trong các thập kỷ tiếp theo, phát huy vai trò của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên các vấn đề toàn cầu.
Quan hệ đối ngoại và cấu trúc khu vực cũng là nội dung quan trọng của Hội nghị lần này. Hiện nay, khu vực Đông Á đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới; xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo ở khu vực. Trong bối cảnh các khu vực trên thế giới vẫn đang trải qua những bất ổn thì khu vực Đông Á tiếp tục là khu vực phát triển nhất đồng thời là động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Các thành viên ASEAN đã và đang chủ động hợp tác với các đối tác, tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng một cấu trúc khu vực đa tầng nấc, đa lĩnh vực thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực hiện có mà ASEAN đóng vai trò trung tâm; đồng thời góp phần xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trong khu vực, nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.
Biển Đông sẽ tiếp tục là vấn đề được quan tâm tại Hội nghị cấp cao lần này. Thời gian qua, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động gây phức tạp trên biển như công bố "Biện pháp thực thi Luật Ngư nghiệp Trung Quốc của tỉnh Hải Nam"; tổ chức tập trận tại Biển Đông… và hiện nay là đưa dàn khoan nước sâu HD-981 và các tàu hộ tống vi phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như các cam kết và thỏa thuận khu vực trong đó có Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC; gây ảnh hưởng tới an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, dự kiến nước Chủ tịch Mi-an-ma sẽ tổ chức phiên họp giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với đại diện Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), thanh niên và xã hội dân sự, nhằm tăng cường trao đổi, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức này, qua đó cùng tích cực đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Nay Pi Tô về “Xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015”. Đây sẽ là văn kiện mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác của ASEAN trong năm 2014. Theo thông lệ, Chủ tịch ASEAN sẽ ra Tuyên bố về các kết quả của Hội nghị.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này và các hội nghị liên quan với mục tiêu cùng các nước thành viên củng cố đoàn kết và vai trò chủ đạo của ASEAN đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực, thúc đẩy thực hiện có chất lượng lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hướng phát triển của ASEAN sau 2015, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực; đồng thời, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Sự tham gia của đoàn Việt Nam cũng nhằm thúc đẩy những vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN và có lợi cho Việt Nam, góp phần nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước./.
ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông lần đầu tiên sau 20 năm  (10/05/2014)
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XI  (09/05/2014)
Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông  (09/05/2014)
Ðồng tâm phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp, cùng phát triển bền vững  (09/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka  (09/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên