“Máy bay, tàu nước ngoài phải dừng tìm kiếm ở Việt Nam”
22:20, ngày 15-03-2014
Chiều 15-3, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam thông tin với các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam và quốc tế về việc Việt Nam chính thức ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích hôm 8-3 tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn này ở Biển Đông.
Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, trong suốt 8 ngày tìm kiếm máy bay MH 370 của hãng hàng không Malaysia mất tích, Việt Nam đã huy động 11 máy bay, 7 tàu tham gia tìm kiếm.
“Việt Nam mong muốn sẽ tìm kiếm được máy bay gặp nạn nhanh nhất, thậm chí diện tích Việt Nam tìm kiếm rơi vào khoảng hơn 100.000 km2”, Trung tướng Võ Văn Tuấn nói rõ.
Mặc dù vậy, theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, các lực lượng tìm kiếm sẽ vẫn tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình, thông báo cho các nước bạn được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu nạn rút khỏi vùng biển và không phận Việt Nam.
“Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định.
Trong thời gian 8 ngày tìm kiếm máy bay mất tích vừa qua, cùng với nỗ lực của các bên liên quan, Việt Nam đã chủ động có những phương án ứng phó, phối hợp tích cực, chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp máy bay của Malaysia mất tích.
Tại cuộc họp báo chiều nay, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo giai đoạn tìm kiếm thứ hai máy bay mất tích của Malaysia Airlines sẽ tập trung vào 2 khu vực - nơi máy bay có khả năng bị mất liên lạc với vệ tinh. Trong đó, hoạt động tìm kiếm sẽ được thực hiện tại 2 hành lang: thứ nhất, hành lang phía bắc trải dài từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan đến phía bắc Thái Lan; thứ hai, hành lang phía nam trải dài từ Indonesia đến phía Nam Ấn Độ Dương.
Trước đó, ông Razak cũng khẳng định máy bay bị một kẻ nào đó chuyển hướng một cách có chủ đích sau khi đã tắt các thiết bị liên lạc.
Lần cuối cùng máy bay xuất hiện trên radar dân sự là lúc trước 1 giờ 21 ngày 8-3 (giờ Malaysia, đi trước giờ Việt Nam một tiếng), khoảng chưa đầy một giờ sau khi rời khỏi Kuala Lumpur.
Nhưng các dữ liệu của quân đội thu được từ radar và vệ tinh cho thấy máy bay còn bay nhiều giờ nữa, cho đến tận 8 giờ 11 phút mới mất hẳn tín hiệu, và cơ quan điều tra đã xác định được hai hành lang bay máy bay có thể đã tới, một là hướng bắc theo đường biên giới Kazakhstan, Turkmenistan tới Bắc Thái Lan và hướng còn lại là từ Bắc Indonesia tới Nam Ấn Độ Dương.
Ngay trước buổi họp báo của ông Razak, Trung Quốc đã điều tàu sang Eo biển Malacca để tìm kiếm, trong khi tàu USS Kidd của Mỹ dẫn đầu đội tìm kiếm ở Vịnh Bengal./.
“Việt Nam mong muốn sẽ tìm kiếm được máy bay gặp nạn nhanh nhất, thậm chí diện tích Việt Nam tìm kiếm rơi vào khoảng hơn 100.000 km2”, Trung tướng Võ Văn Tuấn nói rõ.
Mặc dù vậy, theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, các lực lượng tìm kiếm sẽ vẫn tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình, thông báo cho các nước bạn được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu nạn rút khỏi vùng biển và không phận Việt Nam.
“Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định.
Trong thời gian 8 ngày tìm kiếm máy bay mất tích vừa qua, cùng với nỗ lực của các bên liên quan, Việt Nam đã chủ động có những phương án ứng phó, phối hợp tích cực, chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp máy bay của Malaysia mất tích.
Tại cuộc họp báo chiều nay, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo giai đoạn tìm kiếm thứ hai máy bay mất tích của Malaysia Airlines sẽ tập trung vào 2 khu vực - nơi máy bay có khả năng bị mất liên lạc với vệ tinh. Trong đó, hoạt động tìm kiếm sẽ được thực hiện tại 2 hành lang: thứ nhất, hành lang phía bắc trải dài từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan đến phía bắc Thái Lan; thứ hai, hành lang phía nam trải dài từ Indonesia đến phía Nam Ấn Độ Dương.
Trước đó, ông Razak cũng khẳng định máy bay bị một kẻ nào đó chuyển hướng một cách có chủ đích sau khi đã tắt các thiết bị liên lạc.
Lần cuối cùng máy bay xuất hiện trên radar dân sự là lúc trước 1 giờ 21 ngày 8-3 (giờ Malaysia, đi trước giờ Việt Nam một tiếng), khoảng chưa đầy một giờ sau khi rời khỏi Kuala Lumpur.
Nhưng các dữ liệu của quân đội thu được từ radar và vệ tinh cho thấy máy bay còn bay nhiều giờ nữa, cho đến tận 8 giờ 11 phút mới mất hẳn tín hiệu, và cơ quan điều tra đã xác định được hai hành lang bay máy bay có thể đã tới, một là hướng bắc theo đường biên giới Kazakhstan, Turkmenistan tới Bắc Thái Lan và hướng còn lại là từ Bắc Indonesia tới Nam Ấn Độ Dương.
Ngay trước buổi họp báo của ông Razak, Trung Quốc đã điều tàu sang Eo biển Malacca để tìm kiếm, trong khi tàu USS Kidd của Mỹ dẫn đầu đội tìm kiếm ở Vịnh Bengal./.
Sửa đổi Bộ luật hình sự trên tinh thần Hiến pháp mới  (15/03/2014)
Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội đồng IPU lần thứ 130, thăm Thụy Sỹ, Italy  (15/03/2014)
Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 7 về đổi mới giáo dục  (15/03/2014)
Thủ tướng trao đổi điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng  (15/03/2014)
Các đoàn đại biểu của Việt Nam đến viếng Anh hùng Cuba Melba Hernandez  (15/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên