Việt Nam thu hút có chọn lọc FDI trong giai đoạn mới
22:12, ngày 05-02-2014
Năm 2013, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam khi vốn FDI vào Việt Nam đã chính thức vượt mốc 20 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.
FDI đã có đóng góp quan trọng trong cân đối xuất nhập khẩu, đóng góp vào ngân sách và có ý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng GDP...
Để có cái nhìn rõ hơn về vai trò của FDI với nền kinh tế cũng như định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung về vấn đề này.
- Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về vai trò của FDI đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Vài năm gần đây, trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp trong nước đứng trước nhiều thử thách chưa bao giờ có từ khi đổi mới. Trong bối cảnh đó, FDI nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế. Cụ thể, FDI chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư toàn xã hội; đóng góp 18% GDP, từ 64-67% trong kim ngạch xuất khẩu; từ 12-14% trong đóng góp cho ngân sách.
Ngoài ra, khu vực FDI còn tạo ra hơn 2 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong năm 2013, FDI đã đóng góp quan trọng trong cân đối chính sách xuất nhập khẩu và cân đối ngoại tệ.
- Năm 2013, trong bức tranh chung về xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI là điểm sáng tích cực khi tỷ lệ xuất khẩu của khối doanh nghiệp này chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp trong nước. Có ý kiến cho rằng điều này, vừa là tín hiệu vui, vừa tạo ra tâm lý lo ngại về sự “lấn át” của các doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp trong nước ở một số lĩnh vực. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Từ năm 1999 đến nay, cụ thể từ khi Luật Doanh nghiệp được triển khai, doanh nghiệp trong nước đã có bước phát triển mới. Cơ bản, các doanh nghiệp trong nước cũng đã chiếm lĩnh thị trường thông qua các biện pháp về quản lý, quản trị, thu hút khách hàng... Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp trong nước gặp nhiều gian nan do chưa đi đúng bài bản. Trong hoàn cảnh đó, khối doanh nghiệp FDI đã nổi lên và đóng góp quan trọng đối với kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, quan điểm của Đảng và Nhà nước từ lâu đã không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài vì doanh nghiệp FDI đóng trên lãnh thổ Việt Nam, là pháp nhân của Việt Nam, sử dụng phần lớn lao động của Việt Nam, đóng góp lớn vào ngân sách và tổng đầu tư toàn xã hội. Bởi thế, nếu nói doanh nghiệp FDI lấn át doanh nghiệp trong nước là cách nhìn trực tiếp, nhưng nhìn tổng thể thì điều đó không đáng lo ngại mà đây là môi trường, điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước có đối trọng để vươn lên.
Tất nhiên, chúng ta cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp trong nước với khía cạnh là doanh nghiệp do người Việt Nam làm chủ sở hữu). Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh hiện nay có sự giao thoa, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI rất gắn kết thông qua các hoạt động liên kết trong kinh doanh.
- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Thứ trưởng có thể chia sẻ kế hoạch của Bộ trong việc triển khai Nghị quyết này?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số việc như hoàn thiện khung khổ pháp lý về FDI, trong đó trọng tâm sửa đổi Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản liên quan; xem xét cơ chế phân cấp trong thu hút và quản lý FDI; xem xét lại hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó nhấn mạnh kênh xúc tiến đầu tư tại chỗ và các kênh xúc tiến đầu tư khác. Việt Nam tập trung mọi nguồn lực để làm sao thu hút được các dự án lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đồng thời thu hút các dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Trong định hướng thu hút trong thời gian tới có điểm mới nào không, thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Có điểm khác biệt lớn là trước đây Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá do bối cảnh Việt Nam lúc đó, sự lựa chọn của chúng ta chưa nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã thu hút FDI có chọn lọc theo hướng phù hợp hơn với giai đoạn phát triển mới. Việt Nam tập trung thu hút những dự án thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên, và chất lượng nhân lực được tăng lên. Đồng thời, Việt Nam cũng tập trung thu hút các dự án lớn, có mức độ lan tỏa để thu hút các dự án đầu tư khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Để có cái nhìn rõ hơn về vai trò của FDI với nền kinh tế cũng như định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung về vấn đề này.
- Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về vai trò của FDI đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Vài năm gần đây, trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp trong nước đứng trước nhiều thử thách chưa bao giờ có từ khi đổi mới. Trong bối cảnh đó, FDI nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế. Cụ thể, FDI chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư toàn xã hội; đóng góp 18% GDP, từ 64-67% trong kim ngạch xuất khẩu; từ 12-14% trong đóng góp cho ngân sách.
Ngoài ra, khu vực FDI còn tạo ra hơn 2 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong năm 2013, FDI đã đóng góp quan trọng trong cân đối chính sách xuất nhập khẩu và cân đối ngoại tệ.
- Năm 2013, trong bức tranh chung về xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI là điểm sáng tích cực khi tỷ lệ xuất khẩu của khối doanh nghiệp này chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp trong nước. Có ý kiến cho rằng điều này, vừa là tín hiệu vui, vừa tạo ra tâm lý lo ngại về sự “lấn át” của các doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp trong nước ở một số lĩnh vực. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Từ năm 1999 đến nay, cụ thể từ khi Luật Doanh nghiệp được triển khai, doanh nghiệp trong nước đã có bước phát triển mới. Cơ bản, các doanh nghiệp trong nước cũng đã chiếm lĩnh thị trường thông qua các biện pháp về quản lý, quản trị, thu hút khách hàng... Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp trong nước gặp nhiều gian nan do chưa đi đúng bài bản. Trong hoàn cảnh đó, khối doanh nghiệp FDI đã nổi lên và đóng góp quan trọng đối với kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, quan điểm của Đảng và Nhà nước từ lâu đã không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài vì doanh nghiệp FDI đóng trên lãnh thổ Việt Nam, là pháp nhân của Việt Nam, sử dụng phần lớn lao động của Việt Nam, đóng góp lớn vào ngân sách và tổng đầu tư toàn xã hội. Bởi thế, nếu nói doanh nghiệp FDI lấn át doanh nghiệp trong nước là cách nhìn trực tiếp, nhưng nhìn tổng thể thì điều đó không đáng lo ngại mà đây là môi trường, điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước có đối trọng để vươn lên.
Tất nhiên, chúng ta cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp trong nước với khía cạnh là doanh nghiệp do người Việt Nam làm chủ sở hữu). Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh hiện nay có sự giao thoa, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI rất gắn kết thông qua các hoạt động liên kết trong kinh doanh.
- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Thứ trưởng có thể chia sẻ kế hoạch của Bộ trong việc triển khai Nghị quyết này?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số việc như hoàn thiện khung khổ pháp lý về FDI, trong đó trọng tâm sửa đổi Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản liên quan; xem xét cơ chế phân cấp trong thu hút và quản lý FDI; xem xét lại hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó nhấn mạnh kênh xúc tiến đầu tư tại chỗ và các kênh xúc tiến đầu tư khác. Việt Nam tập trung mọi nguồn lực để làm sao thu hút được các dự án lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đồng thời thu hút các dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Trong định hướng thu hút trong thời gian tới có điểm mới nào không, thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung: Có điểm khác biệt lớn là trước đây Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá do bối cảnh Việt Nam lúc đó, sự lựa chọn của chúng ta chưa nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã thu hút FDI có chọn lọc theo hướng phù hợp hơn với giai đoạn phát triển mới. Việt Nam tập trung thu hút những dự án thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên, và chất lượng nhân lực được tăng lên. Đồng thời, Việt Nam cũng tập trung thu hút các dự án lớn, có mức độ lan tỏa để thu hút các dự án đầu tư khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Cộng đồng người Việt ở Pháp mừng Xuân Giáp Ngọ  (05/02/2014)
Chile đánh giá cao hiệp định thương mại tự do với Việt Nam  (05/02/2014)
Tổng thống Putin là chính trị gia số 1 thế giới năm 2013  (05/02/2014)
Ngành du lịch Lào vượt chỉ tiêu về thu hút khách quốc tế  (05/02/2014)
"Mỹ đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu hơn bao giờ hết"  (05/02/2014)
Hai miền Triều Tiên nối lại việc đoàn tụ gia đình bị ly tán  (05/02/2014)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm