Năm 2013: Năm ngoại giao song phương sôi động
15:21, ngày 10-01-2014
TCCSĐT - Năm 2013 là một năm thành công của hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế. Nhân dịp bước sang năm mới 2014, sáng ngày 09-01-2014, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc gặp gỡ đầu năm với báo chí.
Phát biểu tại cuộc gặp này, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã khái quát những điểm nhấn quan trọng của ngoại giao Việt Nam trong năm qua.
Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Tây Ban Nha, I-ta-li-a; đối tác chiến lược trong lĩnh vực với Hà Lan, Đan Mạch; đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a, Vê-nê-xu-ê-la, U-crai-na, Bra-xin, Chi-lê, Niu Di-lân, Ác-hen-ti-na, Nam Phi, Đan Mạch. |
Năm 2013 cũng là năm Việt Nam được bầu vào nhiều vị trí quan trọng trên các diễn đàn đa phương. Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) niên khóa 2013 - 2014 đã nhất trí bầu Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng cho niên khóa này. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhận cương vị này. Việt Nam được bầu vào Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2014 -2017 và trúng vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và trúng cử với số phiếu cao nhất (184/193 phiếu). Việc tham gia vào các công việc quốc tế và đảm nhận vị trí quan trọng trong nhiều tổ chức quốc tế giúp chúng ta có điều kiện thuận lợi hơn trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước, đồng thời thể hiện việc chúng ta bắt đầu triển khai chủ động hội nhập quốc tế một cách toàn diện.
Tại cuộc gặp gỡ với báo chí, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ sự cảm ơn báo chí đã tích cực đưa tin đầy đủ, cụ thể, kịp thời về các hoạt động đối ngoại của đất nước, đã đồng hành cùng Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong việc thực hiện công tác bảo hộ công dân,…
Thủ tướng Nhật Bản Xin-dô A-bê chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm sau khi nhậm chức; Tổng thống Hàn Quốc Pắc-cưn-hi chọn Việt Nam là nước thứ ba đi thăm sau Mỹ và Trung Quốc; Tổng thống Nga V. Pu-tin thăm Việt Nam 3 lần trong 9 năm qua trên cương vị Tổng thống và Thủ tướng; Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam (tháng 10-2013). Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ, Anh, Bỉ, EU, I-ta-li-a, Thái Lan; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Lào, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Hung-ga-ri, Đan Mạch; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Nga, Pháp, Nhật Bản; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Nga, Đức, Ba Lan, Hàn Quốc. |
Với các hoạt động ngoại giao sôi động, đa dạng như vậy, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mong muốn báo chí tiếp tục đồng hành cùng Bộ Ngoại giao, quan tâm, đưa tin đầy đủ, khách quan về các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các hoạt động đối ngoại đa phương của các địa phương, các bộ, ban, ngành,…
Thay mặt báo giới, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định những thành tựu ngoại giao mà đất nước đã đạt được trong năm qua, bày tỏ sự cảm ơn đối với Bộ Ngoại giao đã quan tâm, tạo điều kiện đối với hoạt động của báo chí, đồng thời nêu rõ, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng các hoạt động đối ngoại của đất nước, góp phần tích cực thông tin, tuyên truyền về việc triển khai chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng mà Đảng ta đã đề ra./.
Tăng cường hợp tác giữa hai quốc hội Việt Nam - Lào  (10/01/2014)
Cần thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp  (09/01/2014)
Cần thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp  (09/01/2014)
“Sơn La cần phát huy mạnh hơn nữa nguồn lực tại chỗ”  (09/01/2014)
Làm tốt công tác tham mưu chuẩn bị Đại hội XII của Đảng  (09/01/2014)
Tổng Giám đốc IAEA gặp gỡ báo chí Việt Nam  (09/01/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên