Quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
23:32, ngày 04-12-2013
Sáng 04-12-2013, tại Hà Nội, Học viện Quốc phòng đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh khóa 51 và lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế khóa 2.
Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Học viện Quốc phòng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho tướng lĩnh, sỹ quan của quân đội và các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và hợp tác quốc tế về đào tạo.
Trong thời gian tới, Học viện Quốc phòng cần kịp thời quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tích cực phối hợp với các cơ quan chiến lược nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các vấn đề về chiến lược quốc phòng - an ninh.
Chúc mừng kết quả tốt đẹp đã đạt được trong khóa học vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, các học viên lớp quốc phòng - an ninh khóa 51 trên cương vị công tác của mình cần vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học được để tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề về quốc phòng - an ninh. Các học viên phải nắm vững quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở từng cơ quan, bộ, ngành, các địa phương trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Tổng kết khóa học, Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng nêu rõ, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo các học viên lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh khóa 51 và lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế khóa 2 đã hoàn thành tốt những nội dung, chương trình của khóa học.
Học viên lớp quốc phòng - an ninh khóa 51 đã được bổ sung, cập nhập những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nghiên cứu về công tác xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Bên cạnh đó, các học viên đã được nghiên cứu một số vấn đề chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng khu vực phòng thủ...
Các học viên lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế khóa 2 đã được nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; hệ thống chính trị, chính sách đối ngoại của Việt Nam; những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chính sách quốc phòng và sức mạnh quốc phòng, chiến tranh nhân dân, văn hóa quân sự Việt Nam./.
Trong thời gian tới, Học viện Quốc phòng cần kịp thời quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tích cực phối hợp với các cơ quan chiến lược nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các vấn đề về chiến lược quốc phòng - an ninh.
Chúc mừng kết quả tốt đẹp đã đạt được trong khóa học vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, các học viên lớp quốc phòng - an ninh khóa 51 trên cương vị công tác của mình cần vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học được để tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề về quốc phòng - an ninh. Các học viên phải nắm vững quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở từng cơ quan, bộ, ngành, các địa phương trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Tổng kết khóa học, Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng nêu rõ, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo các học viên lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh khóa 51 và lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế khóa 2 đã hoàn thành tốt những nội dung, chương trình của khóa học.
Học viên lớp quốc phòng - an ninh khóa 51 đã được bổ sung, cập nhập những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nghiên cứu về công tác xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Bên cạnh đó, các học viên đã được nghiên cứu một số vấn đề chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng khu vực phòng thủ...
Các học viên lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế khóa 2 đã được nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; hệ thống chính trị, chính sách đối ngoại của Việt Nam; những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chính sách quốc phòng và sức mạnh quốc phòng, chiến tranh nhân dân, văn hóa quân sự Việt Nam./.
Việt Nam luôn ủng hộ loại bỏ vũ khí hóa học trên toàn cầu  (04/12/2013)
Hội nghị Khoa học Công an lần thứ hai  (04/12/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay