Đêm trước thời kỳ mới ở I-ta-li-a
00:08, ngày 31-10-2013
TCCSĐT - Lần đầu tiên kể từ gần 2 thập kỷ nay, chính trường I-ta-li-a chứng kiến chuyện hy hữu là cuộc chạy trốn về phía trước của tỷ phú, cựu Thủ tướng Xin-vi-ô Bê-lút-xcô-ni (Silvio Berlusconi).
Ngày 25-9 vừa qua, ông X. Bê-lút-xcô-ni còn phát lệnh tấn công lật đổ chính phủ của Thủ tướng đương nhiệm En-ri-cô Lét-ta (Enrico Letta) - người đứng đầu chính phủ liên hiệp mà Đảng Nhân dân tự do của ông X. Bê-lút-xcô-ni tham gia - trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Thượng viện, nhưng rồi ngay trước cuộc biểu quyết tiến hành vào ngày 28-9 vị cựu Thủ tướng I-ta-li-a này lại đứng ra kêu gọi sự ủng hộ cho ông E. Lét-ta.
Kết quả là Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta giành được 235 phiếu thuận trong khi chỉ có 70 phiếu chống. Sau đó ở Hạ viện, Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta được 435 dân biểu ủng hộ và có 162 vị chống. Kết quả này quan trọng đối với Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta bao nhiêu thì lại tồi tệ bấy nhiêu đối với ông X. Bê-lút-xcô-ni. Bởi kết cục ấy báo hiệu đất nước này đã bước vào đêm trước của một thời kỳ chính trị mới. Nó khởi đầu cho sự kết thúc vai trò chính trị của ông X. Bê-lút-xcô-ni ở I-ta-li-a.
Trong gần hai thập kỷ qua, ở thời bốn lần đứng đầu chính phủ cũng như những khi ở phe đối lập hoặc chỉ “buông màn nhiếp chính” như thời gian qua, vị thương gia làm chính trị này đã làm khuynh đảo chính trường I-ta-li-a ở mức độ mà không ai khác có thể làm nổi. Đảng phái chính trị được ông X. Bê-lút-xcô-ni thành lập với mục đích và nhiệm vụ duy nhất là giúp ông giành quyền lực và quyền lực được ông X. Bê-lút-xcô-ni sử dụng để thao túng chính trường sao cho có lợi nhất cho mình. Bây giờ, lần đầu tiên ông X. Bê-lút-xcô-ni phải chứng kiến và chấp nhận sự nổi loạn và bất phục trong nội bộ đảng.
Cựu Thủ tướng I-ta-li-a Xin-vi-ô Bê-lút-xcô-ni buộc phải xoay ngược hẳn vì không những không thể đánh bại đương kim Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta và lật đổ chính phủ liên hiệp trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này mà còn không dám để đảng của mình bị tan rã. Hơn nữa, việc ông E. Lét-ta chủ động yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm trong lưỡng viện lập pháp còn cho thấy vị thủ tướng này đã bắt đầu dám thách thức quyền lực ông X. Bê-lút-xcô-ni trong chính phủ liên hiệp và dần tách xa ông này. Sau cuộc bỏ phiếu này, vị thế của Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta được củng cố và tăng cường bao nhiêu thì của ông X. Bê-lút-xcô-ni lại đã bị suy yếu và giảm đi bấy nhiêu.
Chính phủ I-ta-li-a không bị đổ, nhưng chưa thể ổn định vì đảng của ông X. Bê-lút-xcô-ni vẫn tham gia chính phủ liên hiệp. Do tương quan chính trị giữa Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta và ông X. Bê-lút-xcô-ni đã thay đổi bất lợi cho ông X. Bê-lút-xcô-ni nên nền tảng của chính phủ thậm chí còn có phần bền vững hơn so với trước. Các vị dân biểu thuộc mọi đảng phái chính trị hiện diện trong lưỡng viện lập pháp ở I-ta-li-a dường như đã ý thức được rằng chỉ ủng hộ chính phủ liên hiệp hiện tại với Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta thì mới có thể loại trừ được sự “quậy phá” của ông X. Bê-lút-xcô-ni và tránh được một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nhiều khả năng thời kỳ chính trị mới ở I-ta-li-a sẽ là thời kỳ không chỉ không còn vai trò gì của cá nhân ông X. Bê-lút-xcô-ni mà còn bớt cực đoan và thái quá, bớt bất hợp tác và dền dứ quyền lực. Hướng tới thời kỳ ấy, tất cả các đảng phái và phe nhóm chính trị hiện tại ở I-ta-li-a, đang hiện diện cũng như không hiện diện trong lưỡng viện lập pháp, sẽ cần hoạch định lại đường lối chính sách, sắp xếp lại tổ chức, chọn lọc và bố trí lại nhân sự lãnh đạo, thăm dò và tìm kiếm đối tác liên minh để kết thành "cùng hội cùng thuyền". Điều đó sẽ thật tốt cho I-ta-li-a. Vì nếu không có chính phủ ổn định trên chính trường thì I-ta-li-a sẽ không thể nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, tài chính và xã hội hiện tại, lại càng không thể có tâm trạng thích hợp cũng như mọi tiền đề cần thiết khác để đảm trách thành công cương vị Chủ tịch luân phiên EU trong năm 2014./.
Kết quả là Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta giành được 235 phiếu thuận trong khi chỉ có 70 phiếu chống. Sau đó ở Hạ viện, Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta được 435 dân biểu ủng hộ và có 162 vị chống. Kết quả này quan trọng đối với Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta bao nhiêu thì lại tồi tệ bấy nhiêu đối với ông X. Bê-lút-xcô-ni. Bởi kết cục ấy báo hiệu đất nước này đã bước vào đêm trước của một thời kỳ chính trị mới. Nó khởi đầu cho sự kết thúc vai trò chính trị của ông X. Bê-lút-xcô-ni ở I-ta-li-a.
Trong gần hai thập kỷ qua, ở thời bốn lần đứng đầu chính phủ cũng như những khi ở phe đối lập hoặc chỉ “buông màn nhiếp chính” như thời gian qua, vị thương gia làm chính trị này đã làm khuynh đảo chính trường I-ta-li-a ở mức độ mà không ai khác có thể làm nổi. Đảng phái chính trị được ông X. Bê-lút-xcô-ni thành lập với mục đích và nhiệm vụ duy nhất là giúp ông giành quyền lực và quyền lực được ông X. Bê-lút-xcô-ni sử dụng để thao túng chính trường sao cho có lợi nhất cho mình. Bây giờ, lần đầu tiên ông X. Bê-lút-xcô-ni phải chứng kiến và chấp nhận sự nổi loạn và bất phục trong nội bộ đảng.
Cựu Thủ tướng I-ta-li-a Xin-vi-ô Bê-lút-xcô-ni buộc phải xoay ngược hẳn vì không những không thể đánh bại đương kim Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta và lật đổ chính phủ liên hiệp trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này mà còn không dám để đảng của mình bị tan rã. Hơn nữa, việc ông E. Lét-ta chủ động yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm trong lưỡng viện lập pháp còn cho thấy vị thủ tướng này đã bắt đầu dám thách thức quyền lực ông X. Bê-lút-xcô-ni trong chính phủ liên hiệp và dần tách xa ông này. Sau cuộc bỏ phiếu này, vị thế của Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta được củng cố và tăng cường bao nhiêu thì của ông X. Bê-lút-xcô-ni lại đã bị suy yếu và giảm đi bấy nhiêu.
Chính phủ I-ta-li-a không bị đổ, nhưng chưa thể ổn định vì đảng của ông X. Bê-lút-xcô-ni vẫn tham gia chính phủ liên hiệp. Do tương quan chính trị giữa Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta và ông X. Bê-lút-xcô-ni đã thay đổi bất lợi cho ông X. Bê-lút-xcô-ni nên nền tảng của chính phủ thậm chí còn có phần bền vững hơn so với trước. Các vị dân biểu thuộc mọi đảng phái chính trị hiện diện trong lưỡng viện lập pháp ở I-ta-li-a dường như đã ý thức được rằng chỉ ủng hộ chính phủ liên hiệp hiện tại với Thủ tướng En-ri-cô Lét-ta thì mới có thể loại trừ được sự “quậy phá” của ông X. Bê-lút-xcô-ni và tránh được một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nhiều khả năng thời kỳ chính trị mới ở I-ta-li-a sẽ là thời kỳ không chỉ không còn vai trò gì của cá nhân ông X. Bê-lút-xcô-ni mà còn bớt cực đoan và thái quá, bớt bất hợp tác và dền dứ quyền lực. Hướng tới thời kỳ ấy, tất cả các đảng phái và phe nhóm chính trị hiện tại ở I-ta-li-a, đang hiện diện cũng như không hiện diện trong lưỡng viện lập pháp, sẽ cần hoạch định lại đường lối chính sách, sắp xếp lại tổ chức, chọn lọc và bố trí lại nhân sự lãnh đạo, thăm dò và tìm kiếm đối tác liên minh để kết thành "cùng hội cùng thuyền". Điều đó sẽ thật tốt cho I-ta-li-a. Vì nếu không có chính phủ ổn định trên chính trường thì I-ta-li-a sẽ không thể nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, tài chính và xã hội hiện tại, lại càng không thể có tâm trạng thích hợp cũng như mọi tiền đề cần thiết khác để đảm trách thành công cương vị Chủ tịch luân phiên EU trong năm 2014./.
Một số ý kiến về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam  (31/10/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Hàn Quốc  (30/10/2013)
Quốc hội Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với EP và Cộng hòa Séc  (30/10/2013)
Thủ tướng Chính phủ tiếp đại diện một số tập đoàn lớn và Đại sứ Nhật Bản  (30/10/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến ngày 27-10-2013  (30/10/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay