Kinh tế EU phục hồi mong manh trong bối cảnh bất ổn chính trị
23:02, ngày 29-10-2013
TCCSĐT - Mặc dù vẫn đang chìm trong tình trạng khó khăn, song tại một số nền kinh tế quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xuất hiện những tín hiệu tích cực. Kinh tế EU đã tăng trưởng nhẹ và thoát khỏi suy thoái vào quý II-2013, với những tín hiệu khả quan từ các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất công nghiệp, du lịch…
Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn khối tăng 1,1% (quý II-2013) so với cùng kỳ năm 2012. Niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở 17 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng từ mức (-17,4 điểm) tháng 8-2013 lên (-5,6 điểm) - mức cao nhất kể từ tháng 7-2011 và cao hơn dự đoán (-16,5 điểm) trước đó của các nhà kinh tế. Đức và Pháp - hai nền kinh tế lớn nhất EU đang dẫn đầu về mức tăng trưởng. Quí II-2013, tăng trưởng kinh tế của Đức đạt 0,7% và của Pháp đạt 0,5%. Sự tăng trưởng ấn tượng của Đức chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng.
Tăng trưởng của Đức luôn đi kèm với khả năng tạo việc làm (trung bình Đức tạo ra 242.000 việc làm/năm). Điều này tương phản với Pháp - nơi tổng số việc làm bị mất lên tới 119.200 việc làm/năm(1). Tiêu dùng nội địa tăng mạnh và thặng dư trong cán cân thương mại vẫn là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của Đức. Với sức mạnh của mình (chiếm 25%GDP của Eurozone, so với 19% của Pháp), kinh tế Đức sẽ tiếp tục đóng vai trò động lực cho toàn bộ Liên minh tiền tệ châu Âu. Không như Đức, kinh tế Pháp mặc dù đã thoát khỏi tình trạng suy thoái nhẹ, song thất nghiệp đang trở thành vấn đề nan giải khi tỷ lệ thất nghiệp của Pháp lần đầu tiên “vọt” lên mức 3 triệu người (quý II-2013). Giá nhân công đắt chính là nguyên nhân khiến thị trường lao động Pháp trở nên kém cạnh tranh hơn. Với mức tăng trưởng dự báo 0,1% (năm 2013) và điều chỉnh giảm xuống 0,9% (năm 2014) từ mức 1,2%, sẽ không đủ để đẩy lùi tình trạng thất nghiệp của Pháp và mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách về hạn mức mà EU quy định (3,9% GDP) năm 2013 của Pháp sẽ không thể đạt được. Để đạt được mục tiêu mức thâm hụt ngân sách là 3,6% GDP (năm 2014) và 3% GDP (năm 2015), Chính phủ Pháp cần phải cắt giảm chi tiêu 15 tỷ euro (khoảng 19,8 tỷ USD) trong ngân sách của năm 2014.
Tăng trưởng kinh tế Anh đạt 0,9% (quý III-2013) đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho tiến trình phục hồi kinh tế vốn còn nhiều khó khăn của EU(2). Trong đó, tăng trưởng của ngành chế tạo đang trở thành “điểm sáng” của kinh tế Anh với các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, điện tử và giao thông đều tăng mạnh. Xuất khẩu của Anh tăng và thâm hụt thương mại giảm ½ trong giai đoạn (2010-2013) nhờ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng. Theo Hiệp hội các nhà chế tạo Anh (EEF), ngành chế tạo của Anh sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2014(3).
Các ngành kinh tế chủ chốt của Anh đang có dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ trong tháng 6-2013. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) Markit/CIPS ngành dịch vụ tăng từ 54,9 điểm lên 56,9 điểm (6-2013), mức cao nhất kể từ năm 2011. PMI cao hơn ngưỡng 50 điểm cho thấy ngành dịch vụ (chiếm hơn 75% GDP của Anh), đang có chiều hướng tăng trưởng. Ngành chế tạo (đóng góp khoảng 10,5% GDP của Anh) có nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất, với PMI Markit/CIPS tăng lên 52,5 điểm (6-2013). Ngành xây dựng - ngành kinh tế chủ chốt khác của Anh, cũng có dấu hiệu tăng trưởng. Chỉ số quản lý sức mua PMI Markit/CIPS của ngành xây dựng (chiếm 7,5% GDP), đã tăng lên 51 điểm (6-2013), mức cao nhất kể từ tháng 5-2012. Hoạt động xây dựng nhà ở đã thúc đẩy sản lượng ngành xây dựng tăng.
Latvia - một quốc gia vừa mới được chấp thuận gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng được đánh giá có triển vọng kinh tế sáng sủa. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đã nâng mức tín nhiệm của Latvia lên BBB+, với triển vọng ổn định.
Trong Báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê quốc gia Italia (ISTAT), tổng sản phẩm quốc nội GDP của Italia chỉ sụt giảm 0,2% (quý II-2013), so với mức sụt giảm 0,6% (quý I-2013). Bộ trưởng Kinh tế Italia, ông Fubrizio Saccomnni khẳng định, suy thoái kinh tế sâu sắc và kéo dài nhất (hơn 20 năm) của Italia sắp kết thúc. Những tháng cuối năm 2013, kinh tế Italia sẽ bắt đầu phục hồi trở lại nhờ Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ và kinh tế EU nói chung đang dần ra khỏi khủng hoảng. Những chính sách của Italia bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ thông qua biện pháp cắt giảm chi tiêu công. Cắt giảm 1/5 quỹ dành để mua xe cho các quan chức Chính phủ, giảm số các cơ quan tư vấn hiện có chi phí hoạt động lên tới 1,2 tỷ euro/năm, đặc biệt là sắc lệnh chuyển 150.000 hợp đồng lao động tạm thời sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Thứ hai, nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Các công ty Italia đang lấy lại khả năng thanh toán và các hộ gia đình cũng được hưởng lợi nhờ việc đình chỉ một loại thuế bất động sản. Điều này đã hỗ trợ lòng tin của người tiêu dùng và tạo điều kiện để người dân chi tiêu nhiều hơn.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất cơ bản thêm một phần tư điểm xuống còn 0,50% (5-2013), mức thấp nhất từ trước đến nay. Niềm tin của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp tại 17 nước thành viên Eurozone đã được cải thiện, tăng thêm 0,8 điểm (lên 89,4 điểm), sau khi giảm nhẹ 1,5 điểm vào tháng 4-2013. Cùng với đà phục hồi của kinh tế châu Âu, Ailen đã chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế vào quý II-2013. Theo số liệu mới của Văn phòng Thống kê Trung ương Ailen (CSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ailen tăng 0,4% (quý II-2013). Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt thặng dư thương mại 18,2 tỷ euro (7-2013), chủ yếu nhờ trao đổi nội khối, tăng 4,3 tỷ euro so với cùng kỳ năm 2012. Những nhân tố đóng góp vào sự phục hồi kinh tế EU là:
Thứ nhất, chính phủ các nước EU công bố hàng loạt biện pháp kinh tế tích cực. Ví dụ như chính sách giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB xuống 0,5% (mức thấp nhất từ trước đến nay), giảm chi tiêu công, nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng... hỗ trợ niềm tin người tiêu dùng và người dân chi tiêu nhiều hơn khiến kinh tế các nước có cơ sở phát triển lành mạnh hơn.
Thứ hai, EU áp dụng nhiều biện pháp can thiệp tích cực vào tài chính, tiền tệ. Thêm nữa, sự phối hợp của ba ngân hàng (Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương nước Anh và Ngân hàng trung ương EU) trong việc quản lý và hỗ trợ các chính sách tiền tệ đã bảo đảm cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Bởi vậy, chỉ số lạc quan của các doanh nghiệp khu vực EU tăng 92,5 điểm trong tháng 7-2013.
Thứ ba, sự hồi phục của Eurozone nhờ vào động lực của nền kinh tế đầu tàu Đức. Tăng trưởng kinh tế của Đức thực sự gây ấn tượng. Sự tăng trưởng nhanh của Đức chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng, trong đó lĩnh vực tư nhân ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013. Nền kinh tế lớn nhất Eurozone sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng vững vàng nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu đều tăng.
Thứ tư, ngành du lịch là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế châu Âu. Những hiệu ứng tích cực từ Thế vận hội Olympic 2012 và đồng Bảng suy yếu là những nhân tố chính giúp ngành du lịch Anh có được nguồn thu nhập cao.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS), lượng khách du lịch nước ngoài đến Anh tăng 4% lên hơn 15 triệu người trong 6 tháng đầu năm 2013 - mức cao nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công. Tại Hy Lạp, ngành công nghiệp “không khói” cũng đang trở thành điểm tựa để vực dậy nền kinh tế vốn chìm trong vòng xoáy nợ công và suy thoái kéo dài. Ước tính, doanh thu trực tiếp của du lịch Hy Lạp sẽ tăng hơn 10% (năm 2013) đóng góp vào doanh thu của ngành du lịch Hy Lạp tăng 39%, lên mức 11 tỷ euro. Hy Lạp sẽ đón số lượng khách quốc tế cao kỷ lục 17 triệu người trong năm 2013. Nguyên nhân giúp hồi sinh ngành du lịch Hy Lạp là do nguồn tài nguyên dồi dào và quyết tâm của Chính phủ Hy Lạp. Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch của Hy Lạp đến năm 2021 là lọt vào Top 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với doanh thu đạt 19 tỷ euro mỗi năm và tạo ra 350.000 việc làm mới(4).
Các nước EU khác như Ðức, Hung-ga-ri, Séc, Hà Lan... cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch quốc tế khi cơn bão khủng hoảng quét qua châu Âu. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của những khu vực khác như vận tải, liên lạc, xây dựng và thương mại, đưa ngành du lịch trở thành "con gà đẻ trứng vàng" tại các nước châu Âu.
Sự phục hồi vẫn còn mong manh
Mặc dù nguy cơ tan rã của Eurozone trong ngắn hạn đã giảm đi đáng kể nhưng tình hình kinh tế vẫn nguy nan. Các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", hoạt động cho vay yếu kém và bất ổn tiếp diễn đang kéo lùi kinh tế khu vực EU. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã đạt mức tăng trưởng khá trong nửa đầu năm 2013, song theo đánh giá của Ngân hàng Deutsche, Đức có tới hơn 72.000 tỷ USD thuộc diện “dễ bị tổn thương”, trong khi GDP của Đức hiện chỉ khoảng 3.600 tỷ USD. Sự phục hồi kinh tế Pháp vẫn còn mong manh. Với con số tăng 0,5% trong quý II-2013, Chính phủ Pháp vẫn phải tiếp tục nỗ lực vì đầu tư của Pháp đang đình trệ, thất nghiệp triền miên và kế hoạch cắt giảm lao động của Chính phủ lại không có gì thay đổi. Bên cạnh đó, mục tiêu thu về cho ngân sách thêm 20 tỷ USD năm 2014 là điều hoàn toàn không dễ dàng.
Theo phân tích của các nhà kinh tế, trong 3 năm tới (2013-2016), tăng trưởng hàng năm của châu Âu ít nhất phải đạt 2-3%, khi đó châu Âu mới hy vọng giảm được tỷ lệ thất nghiệp. Thực tế kịch bản tăng trưởng khoảng 2-3% của châu Âu khó đạt được do còn có nhiều trở ngại, các biện pháp thắt lưng buộc bụng vẫn được duy trì, tín dụng hạn chế, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của các hộ gia đình thấp và đầu tư chưa mạnh. Việc cam kết giữ lãi suất thấp của Ngân hàng trung ương châu Âu trong một thời gian dài là quá ít và quá chậm, không thể ngăn chặn việc chi phí đi vay ngắn hạn và dài hạn tăng vọt, khiến sự phục hồi kinh tế vốn đã chậm chạp của Euroozone càng không dễ dàng.
Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng được dự báo chưa thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do "bóng bóng" nhà đất kéo dài suốt một thập kỷ tại nước này gây ra. Hiện Tây Ban Nha có hơn 3 triệu căn hộ đang bỏ trống. Châu Âu dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 1,5% trong năm 2013 trước khi có thể đạt mức tăng trưởng 1,4% trong năm 2014.
Nhìn tổng thể, kinh tế cả khu vực Eurozone đang tiếp tục xu thế tăng trưởng, song phía trước còn vô cùng khó khăn:
Thứ nhất, vẫn còn những “mắt xích yếu” cần hỗ trợ. Các nền kinh tế vốn bị “bão nợ” trong cuộc khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Sip… chưa thể tăng trưởng. Các lĩnh vực xây dựng, chế tạo máy, ngân hàng, giao thông, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Síp đều sụt giảm mạnh trong quý II-2013. Vì vậy, Síp cần gói hỗ trợ lớn với trị giá khoảng 10 tỷ euro trong giai đoạn 2013-2015 để có thể phục hồi mức tăng trưởng 1,1% GDP (năm 2015). Theo IMF, Hy Lạp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính lên đến 11 tỷ euro cho đến hết năm 2015;
Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao kỷ lục. Ngay cả các nền kinh tế mạnh của EU, tốc độ phục hồi vẫn yếu. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha cao kỷ lục 27%, bất chấp kinh tế có chiều hướng phục hồi tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực vẫn ở mức kỷ lục 12,1% (8-2013). Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp của Bồ Đào Nha sẽ tăng lên 18,2% (năm 2013);
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng ở mức thấp. Các dấu hiệu tăng trưởng của EU vẫn mong manh. EU cần phải vượt qua nhiều thách thức mới có thể đưa nền kinh tế khu vực phục hồi như trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công.
Nếu Đức được ví như một đầu máy kéo của châu Âu thì ngược lại, Pháp lại được nhìn nhận như một toa tàu tụt lại phía sau. Tính theo chỉ số PMI, hoạt động trong lĩnh vực tư nhân của kinh tế Pháp đã có một số dấu hiệu hồi phục trong tháng 7-2013. Tuy nhiên, xét cả lĩnh vực chế tạo lẫn dịch vụ, xu hướng này chưa rõ ràng trong tháng 8-2013. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng của Pháp chưa vững, cho dù nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euroo đã thoát khỏi suy thoái với một thành tích đáng ngạc nhiên (tăng 0,5% GDP trong quý II-2013). Thực tế cho thấy khả năng phục hồi của kinh tế Pháp vẫn còn bấp bênh trong những tháng cuối năm, do tình trạng mất việc làm của Pháp vẫn tiếp diễn, đầu tư của các doanh nghiệp chưa được “khởi động lại”, khả năng tiêu dùng của các hộ gia định chưa có dấu hiệu cải thiện trong những tháng tới, ảnh hưởng của các chính sách cân bằng ngân sách và thuế. Nhìn chung, các động lực then chốt của kinh tế Pháp chắc chắn sẽ còn vận hành chậm.
Thách thức của khủng hoảng chính trị
Những rủi ro chính trị của EU cũng đang gây nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế. Theo các nhà kinh tế châu Âu, tình hình EU hiện đang "yên ả một cách giả tạo" khi khả năng các chính phủ ở Italia và Tây Ban Nha có thể sẽ bị sụp đổ. Italia và Tây Ban Nha là 2 trong số các nền kinh tế lớn của EU, nên việc gia tăng khủng hoảng kinh tế và chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng đều khiến lãi suất trái phiếu tăng, điều này sẽ gây nên hiệu ứng đôminô đối với tất cả các nước châu Âu.
Trước hết phải kể đến là nguy cơ sụp đổ của chính phủ Italia. Bế tắc trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Italia có thể làm chậm tiến trình cải cách ở nước này, đe dọa tương lai của đồng euro. Tranh cãi giữa các đối tác trong liên minh vốn tồn tại mong manh của Italia khiến gia tăng lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị. Liên minh cầm quyền mới ở Italia được thành lập đang bị tê liệt bởi các cuộc xung đột và phải chịu sức ép mạnh mẽ của các ngân hàng đòi liên minh này phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Những bất ổn chính trị tại Italia với bất đồng sâu sắc giữa Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu và Đảng Dân chủ (PD) trung tả của ông Letta đang có nguy cơ cản bước đà phục hồi kinh tế. Đảng PDL kêu gọi chấm dứt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà theo họ làm cho nền kinh tế Italia suy giảm trầm trọng hơn và không ủng hộ bất cứ biện pháp nào khiến nợ công có thể gia tăng. Cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến vụ xét xử cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi với tội tham nhũng và gian lận thuế đã đe dọa làm suy yếu chính phủ liên minh tả - hữu mong manh của Thủ tướng Enrico Letta, làm chệch hướng nền kinh tế vốn phục hồi chưa vững chắc. Nếu Chính phủ Italia sụp đổ, điều đó sẽ phương hại rất lớn đến đà phục hồi kinh tế của quốc gia lớn thứ 3 của khu vực đồng euro.
Thứ hai, liên minh cầm quyền lỏng lẻo tại Hy Lạp. Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đóng cửa Đài Phát thanh và Truyền hình nhà nước (ERT) đang gây rạn nứt trong liên minh cầm quyền ba đảng vốn đã lỏng lẻo của Hy Lạp. Theo các cuộc thăm dò dư luận (8-2013) có đến hơn 68% số người được hỏi phản đối đóng cửa ERT. Các cuộc thăm dò khác cho thấy đa số người được hỏi muốn Hy Lạp duy trì ổn định chính trị.
Thứ ba, căng thẳng chính trị tăng lên tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cuộc tranh chấp của Bồ Đào Nha đòi mở rộng quyền kiểm soát vùng biển xung quanh quần đảo Savage(5) ở Đại Tây Dương đang ngày càng gay gắt. Tây Ban Nha phản đối kế hoạch này của nước láng giềng Bồ Đào Nha và lập luận rằng khu vực này chỉ được coi là bãi đá chứ không phải là quần đảo, do đó Bồ Đào Nha chỉ có quyền kiểm soát vùng lãnh hải 12 hải lý. Tranh cãi xung quanh quần đảo Savage xảy ra trong bối cảnh, quan hệ giữa Tây Ban Nha và Anh cũng đang trở nên căng thẳng liên quan đến quần đảo Gibraltar - vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó do Anh kiểm soát từ năm 1713.
Chính phủ Tây Ban Nha đang bấp bênh khi Thủ tướng Mariano Rajoy và Đảng nhân dân của ông đang bị "ngập" trong những vụ bê bối tham ô tài chính, trong khi vẫn áp đặt những biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt đối với người dân.
Khủng hoảng chính trị của Bồ Đào Nha bắt nguồn từ các biện pháp kinh tế mạnh mẽ(6). Các nhà lãnh đạo Bồ Ðào Nha đang cố cứu vãn Chính phủ liên hiệp sau khi hai thành viên chủ chốt trong nội các từ chức. Tình trạng hỗn loạn chính trị ở Lisbon đã làm rung động các thị trường. Các đối tác châu Âu e rằng chính sách khắc khổ sẽ không tiếp tục được. Chính sách thắt lưng buộc bụng mà Chính phủ Bồ Đào Nha đang tiến hành để đổi lấy kế hoạch cứu trợ hiện là tâm điểm cuộc khủng hoảng chính trị. Để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (khoảng 101 tỷ USD) từ "bộ ba” chủ nợ quốc tế, Bồ Đào Nha buộc phải thực hiện các cuộc cải cách sâu rộng, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm trong ngành dịch vụ công. Sự kiên quyết trong việc thực hiện các cam kết của Chính phủ Bồ Đào Nha đã nhận được đánh giá cao từ "bộ ba” chủ nợ quốc tế (gồm Liên minh châu Âu EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB). Tuy nhiên, chính sách "thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối kéo dài suốt nhiều tháng qua, cũng như khoét sâu bất đồng giữa các đảng phái chính trị của Bồ Đào Nha.
Chính sách thắt lưng buộc bụng đã khiến châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái mới. Hiện tại có 27 triệu công nhân thất nghiệp, và các quốc gia như Tây Ban Nha hay Hy Lạp phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp là 27% (bằng với tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái). Các nền kinh tế châu Âu rơi vào một vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế, thắt lưng buộc bụng. Sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng đã đạt đến một mức độ cao kể từ năm 1945, cùng với sự suy giảm nghiêm trọng trong dịch vụ công và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Triển vọng năm 2014
Với đà tăng trưởng khá ấn tượng của kinh tế Anh, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nâng dự báo mức tăng trưởng kinh tế Anh lên gấp đôi (1,5% GDP) so với mức dự báo ban đầu (0,8%). Liên đoàn các Phòng Thương mại Anh (BCC) dự báo tăng trưởng kinh tế Anh sẽ đạt mức tương ứng là 2,2% (năm 2014) và 2,5% (năm 2015). Tuy nhiên, BCC cũng cảnh báo các rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến triển vọng tích cực của nền kinh tế Anh, đặc biệt những rủi ro từ khu vực Eurozone, Trung Đông và sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự giảm tốc của Trung Quốc. Dự báo khu vực EU thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 1,2% (năm 2014).
Việc phục hồi của Eurozone là "trong tầm tay" với điều kiện các nước thành viên phải kiên trì áp dụng các biện pháp ứng phó với khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực như: duy trì nhịp độ cải cách kinh tế, giành lại quyền kiểm soát núi nợ công và xây dựng các trụ cột cho một liên minh kinh tế tiền tệ. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, Pháp công bố chương trình khôi phục nền công nghiệp. Chương trình đầy tham vọng gồm 34 kế hoạch để hỗ trợ cho mạng lưới công nghiệp Pháp, trong đó quan tâm đặc biệt đến 3 lĩnh vực chiến lược then chốt (năng lượng sạch và môi trường, y tế và công nghệ số). Để thực hiện được tham vọng này, Pháp sẽ tăng đầu tư vào những ngành công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đó là: công nghệ nano, tàu hỏa cao tốc đời mới, xe ô tô điện, công nghệ sinh học, công nghệ tự động… Mục tiêu đề ra là khu vực công nghiệp phải đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc gia. 34 kế hoạch này sẽ đem về thêm cho nền kinh tế Pháp khoảng 45 tỷ euro, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 18 tỷ euro và tạo thêm 475.000 việc làm giai đoạn (2013-2023).
Dự báo, tốc độ tăng trưởng của Pháp sẽ tăng lên trên dưới 1,0% trong năm 2014, thấp hơn dự báo trước đây, một phần do ảnh hưởng tác động của những hạn chế nêu trên và sự chậm trễ dự kiến trong thực hiện chính sách ở các lĩnh vực quan trọng, và ảnh hưởng của sự phục hồi chậm chạp trong năm 2013.
Để thực sự vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, châu Âu cần thực thi chính sách tăng trưởng kinh tế. Thay vì chỉ tập trung vào chiến lược “thắt lưng buộc bụng” làm cho tiêu chuẩn sống của khu vực bị giảm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao và gây ra những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội do những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu chính phủ. Châu Âu cũng cần củng cố lại niềm tin của người dân thông qua các hoạt động trung thực, công khai, minh bạch trong tất cả các số liệu kinh tế của từng chính phủ thành viên. Đặc biệt, chú ý đến thu ngân sách bởi bản chất của nợ công là thâm hụt ngân sách, tiếp đến là phải tiến hành giảm thuế cho người dân.
Những nỗ lực phục hồi tại châu Âu sẽ mất khá nhiều thời gian bởi 17 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải cố gắng để có được những đồng thuận về chính trị và tài chính./.
--------------------------------------
(1) Đức và Pháp: Kinh tế cùng tăng trưởng nhưng tương phản hơn bao giờ hết, Tin kinh tế tham khảo số 1685 (ngày 17-8-2013).
(2) Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh (NIESR)
(3) Pháp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế, Vietnam Economic Times, sô 223 (17-9-2013)
(4) Quốc Trung (2013), Du lịch - động lực tăng trưởng của kinh tế châu Âu (Vietnam Economic Times số 206 (28-8-2013)
(5) Savage là một quần đảo nhỏ, không có người ở, nằm gần giữa quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha và Canary của Tây Ban Nha
(6) Bồ Đào Nha thông báo thêm hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu. Một trong những biện pháp được thông báo là người lao động Bồ Đào Nha không thể nghỉ hưu trước 66 tuổi, giờ làm việc hàng tuần của giới công nhân viên chức nhà nước đang từ 35 giờ phải tăng lên thành 40 giờ. Trong năm tới, Chính phủ sẽ cho 30.000 trên tổng số 700.000 nhân viên nghỉ việc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn khối tăng 1,1% (quý II-2013) so với cùng kỳ năm 2012. Niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở 17 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng từ mức (-17,4 điểm) tháng 8-2013 lên (-5,6 điểm) - mức cao nhất kể từ tháng 7-2011 và cao hơn dự đoán (-16,5 điểm) trước đó của các nhà kinh tế. Đức và Pháp - hai nền kinh tế lớn nhất EU đang dẫn đầu về mức tăng trưởng. Quí II-2013, tăng trưởng kinh tế của Đức đạt 0,7% và của Pháp đạt 0,5%. Sự tăng trưởng ấn tượng của Đức chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng.
Tăng trưởng của Đức luôn đi kèm với khả năng tạo việc làm (trung bình Đức tạo ra 242.000 việc làm/năm). Điều này tương phản với Pháp - nơi tổng số việc làm bị mất lên tới 119.200 việc làm/năm(1). Tiêu dùng nội địa tăng mạnh và thặng dư trong cán cân thương mại vẫn là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của Đức. Với sức mạnh của mình (chiếm 25%GDP của Eurozone, so với 19% của Pháp), kinh tế Đức sẽ tiếp tục đóng vai trò động lực cho toàn bộ Liên minh tiền tệ châu Âu. Không như Đức, kinh tế Pháp mặc dù đã thoát khỏi tình trạng suy thoái nhẹ, song thất nghiệp đang trở thành vấn đề nan giải khi tỷ lệ thất nghiệp của Pháp lần đầu tiên “vọt” lên mức 3 triệu người (quý II-2013). Giá nhân công đắt chính là nguyên nhân khiến thị trường lao động Pháp trở nên kém cạnh tranh hơn. Với mức tăng trưởng dự báo 0,1% (năm 2013) và điều chỉnh giảm xuống 0,9% (năm 2014) từ mức 1,2%, sẽ không đủ để đẩy lùi tình trạng thất nghiệp của Pháp và mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách về hạn mức mà EU quy định (3,9% GDP) năm 2013 của Pháp sẽ không thể đạt được. Để đạt được mục tiêu mức thâm hụt ngân sách là 3,6% GDP (năm 2014) và 3% GDP (năm 2015), Chính phủ Pháp cần phải cắt giảm chi tiêu 15 tỷ euro (khoảng 19,8 tỷ USD) trong ngân sách của năm 2014.
Tăng trưởng kinh tế Anh đạt 0,9% (quý III-2013) đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho tiến trình phục hồi kinh tế vốn còn nhiều khó khăn của EU(2). Trong đó, tăng trưởng của ngành chế tạo đang trở thành “điểm sáng” của kinh tế Anh với các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, điện tử và giao thông đều tăng mạnh. Xuất khẩu của Anh tăng và thâm hụt thương mại giảm ½ trong giai đoạn (2010-2013) nhờ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng. Theo Hiệp hội các nhà chế tạo Anh (EEF), ngành chế tạo của Anh sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2014(3).
Các ngành kinh tế chủ chốt của Anh đang có dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ trong tháng 6-2013. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) Markit/CIPS ngành dịch vụ tăng từ 54,9 điểm lên 56,9 điểm (6-2013), mức cao nhất kể từ năm 2011. PMI cao hơn ngưỡng 50 điểm cho thấy ngành dịch vụ (chiếm hơn 75% GDP của Anh), đang có chiều hướng tăng trưởng. Ngành chế tạo (đóng góp khoảng 10,5% GDP của Anh) có nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất, với PMI Markit/CIPS tăng lên 52,5 điểm (6-2013). Ngành xây dựng - ngành kinh tế chủ chốt khác của Anh, cũng có dấu hiệu tăng trưởng. Chỉ số quản lý sức mua PMI Markit/CIPS của ngành xây dựng (chiếm 7,5% GDP), đã tăng lên 51 điểm (6-2013), mức cao nhất kể từ tháng 5-2012. Hoạt động xây dựng nhà ở đã thúc đẩy sản lượng ngành xây dựng tăng.
Latvia - một quốc gia vừa mới được chấp thuận gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng được đánh giá có triển vọng kinh tế sáng sủa. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đã nâng mức tín nhiệm của Latvia lên BBB+, với triển vọng ổn định.
Trong Báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê quốc gia Italia (ISTAT), tổng sản phẩm quốc nội GDP của Italia chỉ sụt giảm 0,2% (quý II-2013), so với mức sụt giảm 0,6% (quý I-2013). Bộ trưởng Kinh tế Italia, ông Fubrizio Saccomnni khẳng định, suy thoái kinh tế sâu sắc và kéo dài nhất (hơn 20 năm) của Italia sắp kết thúc. Những tháng cuối năm 2013, kinh tế Italia sẽ bắt đầu phục hồi trở lại nhờ Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ và kinh tế EU nói chung đang dần ra khỏi khủng hoảng. Những chính sách của Italia bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ thông qua biện pháp cắt giảm chi tiêu công. Cắt giảm 1/5 quỹ dành để mua xe cho các quan chức Chính phủ, giảm số các cơ quan tư vấn hiện có chi phí hoạt động lên tới 1,2 tỷ euro/năm, đặc biệt là sắc lệnh chuyển 150.000 hợp đồng lao động tạm thời sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Thứ hai, nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Các công ty Italia đang lấy lại khả năng thanh toán và các hộ gia đình cũng được hưởng lợi nhờ việc đình chỉ một loại thuế bất động sản. Điều này đã hỗ trợ lòng tin của người tiêu dùng và tạo điều kiện để người dân chi tiêu nhiều hơn.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất cơ bản thêm một phần tư điểm xuống còn 0,50% (5-2013), mức thấp nhất từ trước đến nay. Niềm tin của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp tại 17 nước thành viên Eurozone đã được cải thiện, tăng thêm 0,8 điểm (lên 89,4 điểm), sau khi giảm nhẹ 1,5 điểm vào tháng 4-2013. Cùng với đà phục hồi của kinh tế châu Âu, Ailen đã chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế vào quý II-2013. Theo số liệu mới của Văn phòng Thống kê Trung ương Ailen (CSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ailen tăng 0,4% (quý II-2013). Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt thặng dư thương mại 18,2 tỷ euro (7-2013), chủ yếu nhờ trao đổi nội khối, tăng 4,3 tỷ euro so với cùng kỳ năm 2012. Những nhân tố đóng góp vào sự phục hồi kinh tế EU là:
Thứ nhất, chính phủ các nước EU công bố hàng loạt biện pháp kinh tế tích cực. Ví dụ như chính sách giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB xuống 0,5% (mức thấp nhất từ trước đến nay), giảm chi tiêu công, nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng... hỗ trợ niềm tin người tiêu dùng và người dân chi tiêu nhiều hơn khiến kinh tế các nước có cơ sở phát triển lành mạnh hơn.
Thứ hai, EU áp dụng nhiều biện pháp can thiệp tích cực vào tài chính, tiền tệ. Thêm nữa, sự phối hợp của ba ngân hàng (Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương nước Anh và Ngân hàng trung ương EU) trong việc quản lý và hỗ trợ các chính sách tiền tệ đã bảo đảm cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Bởi vậy, chỉ số lạc quan của các doanh nghiệp khu vực EU tăng 92,5 điểm trong tháng 7-2013.
Thứ ba, sự hồi phục của Eurozone nhờ vào động lực của nền kinh tế đầu tàu Đức. Tăng trưởng kinh tế của Đức thực sự gây ấn tượng. Sự tăng trưởng nhanh của Đức chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng, trong đó lĩnh vực tư nhân ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013. Nền kinh tế lớn nhất Eurozone sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng vững vàng nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu đều tăng.
Thứ tư, ngành du lịch là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế châu Âu. Những hiệu ứng tích cực từ Thế vận hội Olympic 2012 và đồng Bảng suy yếu là những nhân tố chính giúp ngành du lịch Anh có được nguồn thu nhập cao.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS), lượng khách du lịch nước ngoài đến Anh tăng 4% lên hơn 15 triệu người trong 6 tháng đầu năm 2013 - mức cao nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công. Tại Hy Lạp, ngành công nghiệp “không khói” cũng đang trở thành điểm tựa để vực dậy nền kinh tế vốn chìm trong vòng xoáy nợ công và suy thoái kéo dài. Ước tính, doanh thu trực tiếp của du lịch Hy Lạp sẽ tăng hơn 10% (năm 2013) đóng góp vào doanh thu của ngành du lịch Hy Lạp tăng 39%, lên mức 11 tỷ euro. Hy Lạp sẽ đón số lượng khách quốc tế cao kỷ lục 17 triệu người trong năm 2013. Nguyên nhân giúp hồi sinh ngành du lịch Hy Lạp là do nguồn tài nguyên dồi dào và quyết tâm của Chính phủ Hy Lạp. Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch của Hy Lạp đến năm 2021 là lọt vào Top 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với doanh thu đạt 19 tỷ euro mỗi năm và tạo ra 350.000 việc làm mới(4).
Các nước EU khác như Ðức, Hung-ga-ri, Séc, Hà Lan... cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch quốc tế khi cơn bão khủng hoảng quét qua châu Âu. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của những khu vực khác như vận tải, liên lạc, xây dựng và thương mại, đưa ngành du lịch trở thành "con gà đẻ trứng vàng" tại các nước châu Âu.
Sự phục hồi vẫn còn mong manh
Mặc dù nguy cơ tan rã của Eurozone trong ngắn hạn đã giảm đi đáng kể nhưng tình hình kinh tế vẫn nguy nan. Các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", hoạt động cho vay yếu kém và bất ổn tiếp diễn đang kéo lùi kinh tế khu vực EU. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã đạt mức tăng trưởng khá trong nửa đầu năm 2013, song theo đánh giá của Ngân hàng Deutsche, Đức có tới hơn 72.000 tỷ USD thuộc diện “dễ bị tổn thương”, trong khi GDP của Đức hiện chỉ khoảng 3.600 tỷ USD. Sự phục hồi kinh tế Pháp vẫn còn mong manh. Với con số tăng 0,5% trong quý II-2013, Chính phủ Pháp vẫn phải tiếp tục nỗ lực vì đầu tư của Pháp đang đình trệ, thất nghiệp triền miên và kế hoạch cắt giảm lao động của Chính phủ lại không có gì thay đổi. Bên cạnh đó, mục tiêu thu về cho ngân sách thêm 20 tỷ USD năm 2014 là điều hoàn toàn không dễ dàng.
Theo phân tích của các nhà kinh tế, trong 3 năm tới (2013-2016), tăng trưởng hàng năm của châu Âu ít nhất phải đạt 2-3%, khi đó châu Âu mới hy vọng giảm được tỷ lệ thất nghiệp. Thực tế kịch bản tăng trưởng khoảng 2-3% của châu Âu khó đạt được do còn có nhiều trở ngại, các biện pháp thắt lưng buộc bụng vẫn được duy trì, tín dụng hạn chế, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của các hộ gia đình thấp và đầu tư chưa mạnh. Việc cam kết giữ lãi suất thấp của Ngân hàng trung ương châu Âu trong một thời gian dài là quá ít và quá chậm, không thể ngăn chặn việc chi phí đi vay ngắn hạn và dài hạn tăng vọt, khiến sự phục hồi kinh tế vốn đã chậm chạp của Euroozone càng không dễ dàng.
Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng được dự báo chưa thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do "bóng bóng" nhà đất kéo dài suốt một thập kỷ tại nước này gây ra. Hiện Tây Ban Nha có hơn 3 triệu căn hộ đang bỏ trống. Châu Âu dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 1,5% trong năm 2013 trước khi có thể đạt mức tăng trưởng 1,4% trong năm 2014.
Nhìn tổng thể, kinh tế cả khu vực Eurozone đang tiếp tục xu thế tăng trưởng, song phía trước còn vô cùng khó khăn:
Thứ nhất, vẫn còn những “mắt xích yếu” cần hỗ trợ. Các nền kinh tế vốn bị “bão nợ” trong cuộc khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Sip… chưa thể tăng trưởng. Các lĩnh vực xây dựng, chế tạo máy, ngân hàng, giao thông, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Síp đều sụt giảm mạnh trong quý II-2013. Vì vậy, Síp cần gói hỗ trợ lớn với trị giá khoảng 10 tỷ euro trong giai đoạn 2013-2015 để có thể phục hồi mức tăng trưởng 1,1% GDP (năm 2015). Theo IMF, Hy Lạp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính lên đến 11 tỷ euro cho đến hết năm 2015;
Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao kỷ lục. Ngay cả các nền kinh tế mạnh của EU, tốc độ phục hồi vẫn yếu. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha cao kỷ lục 27%, bất chấp kinh tế có chiều hướng phục hồi tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực vẫn ở mức kỷ lục 12,1% (8-2013). Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp của Bồ Đào Nha sẽ tăng lên 18,2% (năm 2013);
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng ở mức thấp. Các dấu hiệu tăng trưởng của EU vẫn mong manh. EU cần phải vượt qua nhiều thách thức mới có thể đưa nền kinh tế khu vực phục hồi như trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công.
Nếu Đức được ví như một đầu máy kéo của châu Âu thì ngược lại, Pháp lại được nhìn nhận như một toa tàu tụt lại phía sau. Tính theo chỉ số PMI, hoạt động trong lĩnh vực tư nhân của kinh tế Pháp đã có một số dấu hiệu hồi phục trong tháng 7-2013. Tuy nhiên, xét cả lĩnh vực chế tạo lẫn dịch vụ, xu hướng này chưa rõ ràng trong tháng 8-2013. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng của Pháp chưa vững, cho dù nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euroo đã thoát khỏi suy thoái với một thành tích đáng ngạc nhiên (tăng 0,5% GDP trong quý II-2013). Thực tế cho thấy khả năng phục hồi của kinh tế Pháp vẫn còn bấp bênh trong những tháng cuối năm, do tình trạng mất việc làm của Pháp vẫn tiếp diễn, đầu tư của các doanh nghiệp chưa được “khởi động lại”, khả năng tiêu dùng của các hộ gia định chưa có dấu hiệu cải thiện trong những tháng tới, ảnh hưởng của các chính sách cân bằng ngân sách và thuế. Nhìn chung, các động lực then chốt của kinh tế Pháp chắc chắn sẽ còn vận hành chậm.
Thách thức của khủng hoảng chính trị
Những rủi ro chính trị của EU cũng đang gây nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế. Theo các nhà kinh tế châu Âu, tình hình EU hiện đang "yên ả một cách giả tạo" khi khả năng các chính phủ ở Italia và Tây Ban Nha có thể sẽ bị sụp đổ. Italia và Tây Ban Nha là 2 trong số các nền kinh tế lớn của EU, nên việc gia tăng khủng hoảng kinh tế và chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng đều khiến lãi suất trái phiếu tăng, điều này sẽ gây nên hiệu ứng đôminô đối với tất cả các nước châu Âu.
Trước hết phải kể đến là nguy cơ sụp đổ của chính phủ Italia. Bế tắc trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Italia có thể làm chậm tiến trình cải cách ở nước này, đe dọa tương lai của đồng euro. Tranh cãi giữa các đối tác trong liên minh vốn tồn tại mong manh của Italia khiến gia tăng lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị. Liên minh cầm quyền mới ở Italia được thành lập đang bị tê liệt bởi các cuộc xung đột và phải chịu sức ép mạnh mẽ của các ngân hàng đòi liên minh này phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Những bất ổn chính trị tại Italia với bất đồng sâu sắc giữa Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu và Đảng Dân chủ (PD) trung tả của ông Letta đang có nguy cơ cản bước đà phục hồi kinh tế. Đảng PDL kêu gọi chấm dứt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà theo họ làm cho nền kinh tế Italia suy giảm trầm trọng hơn và không ủng hộ bất cứ biện pháp nào khiến nợ công có thể gia tăng. Cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến vụ xét xử cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi với tội tham nhũng và gian lận thuế đã đe dọa làm suy yếu chính phủ liên minh tả - hữu mong manh của Thủ tướng Enrico Letta, làm chệch hướng nền kinh tế vốn phục hồi chưa vững chắc. Nếu Chính phủ Italia sụp đổ, điều đó sẽ phương hại rất lớn đến đà phục hồi kinh tế của quốc gia lớn thứ 3 của khu vực đồng euro.
Thứ hai, liên minh cầm quyền lỏng lẻo tại Hy Lạp. Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đóng cửa Đài Phát thanh và Truyền hình nhà nước (ERT) đang gây rạn nứt trong liên minh cầm quyền ba đảng vốn đã lỏng lẻo của Hy Lạp. Theo các cuộc thăm dò dư luận (8-2013) có đến hơn 68% số người được hỏi phản đối đóng cửa ERT. Các cuộc thăm dò khác cho thấy đa số người được hỏi muốn Hy Lạp duy trì ổn định chính trị.
Thứ ba, căng thẳng chính trị tăng lên tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cuộc tranh chấp của Bồ Đào Nha đòi mở rộng quyền kiểm soát vùng biển xung quanh quần đảo Savage(5) ở Đại Tây Dương đang ngày càng gay gắt. Tây Ban Nha phản đối kế hoạch này của nước láng giềng Bồ Đào Nha và lập luận rằng khu vực này chỉ được coi là bãi đá chứ không phải là quần đảo, do đó Bồ Đào Nha chỉ có quyền kiểm soát vùng lãnh hải 12 hải lý. Tranh cãi xung quanh quần đảo Savage xảy ra trong bối cảnh, quan hệ giữa Tây Ban Nha và Anh cũng đang trở nên căng thẳng liên quan đến quần đảo Gibraltar - vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó do Anh kiểm soát từ năm 1713.
Chính phủ Tây Ban Nha đang bấp bênh khi Thủ tướng Mariano Rajoy và Đảng nhân dân của ông đang bị "ngập" trong những vụ bê bối tham ô tài chính, trong khi vẫn áp đặt những biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt đối với người dân.
Khủng hoảng chính trị của Bồ Đào Nha bắt nguồn từ các biện pháp kinh tế mạnh mẽ(6). Các nhà lãnh đạo Bồ Ðào Nha đang cố cứu vãn Chính phủ liên hiệp sau khi hai thành viên chủ chốt trong nội các từ chức. Tình trạng hỗn loạn chính trị ở Lisbon đã làm rung động các thị trường. Các đối tác châu Âu e rằng chính sách khắc khổ sẽ không tiếp tục được. Chính sách thắt lưng buộc bụng mà Chính phủ Bồ Đào Nha đang tiến hành để đổi lấy kế hoạch cứu trợ hiện là tâm điểm cuộc khủng hoảng chính trị. Để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (khoảng 101 tỷ USD) từ "bộ ba” chủ nợ quốc tế, Bồ Đào Nha buộc phải thực hiện các cuộc cải cách sâu rộng, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm trong ngành dịch vụ công. Sự kiên quyết trong việc thực hiện các cam kết của Chính phủ Bồ Đào Nha đã nhận được đánh giá cao từ "bộ ba” chủ nợ quốc tế (gồm Liên minh châu Âu EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB). Tuy nhiên, chính sách "thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối kéo dài suốt nhiều tháng qua, cũng như khoét sâu bất đồng giữa các đảng phái chính trị của Bồ Đào Nha.
Chính sách thắt lưng buộc bụng đã khiến châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái mới. Hiện tại có 27 triệu công nhân thất nghiệp, và các quốc gia như Tây Ban Nha hay Hy Lạp phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp là 27% (bằng với tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái). Các nền kinh tế châu Âu rơi vào một vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế, thắt lưng buộc bụng. Sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng đã đạt đến một mức độ cao kể từ năm 1945, cùng với sự suy giảm nghiêm trọng trong dịch vụ công và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Triển vọng năm 2014
Với đà tăng trưởng khá ấn tượng của kinh tế Anh, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nâng dự báo mức tăng trưởng kinh tế Anh lên gấp đôi (1,5% GDP) so với mức dự báo ban đầu (0,8%). Liên đoàn các Phòng Thương mại Anh (BCC) dự báo tăng trưởng kinh tế Anh sẽ đạt mức tương ứng là 2,2% (năm 2014) và 2,5% (năm 2015). Tuy nhiên, BCC cũng cảnh báo các rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến triển vọng tích cực của nền kinh tế Anh, đặc biệt những rủi ro từ khu vực Eurozone, Trung Đông và sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự giảm tốc của Trung Quốc. Dự báo khu vực EU thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 1,2% (năm 2014).
Việc phục hồi của Eurozone là "trong tầm tay" với điều kiện các nước thành viên phải kiên trì áp dụng các biện pháp ứng phó với khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực như: duy trì nhịp độ cải cách kinh tế, giành lại quyền kiểm soát núi nợ công và xây dựng các trụ cột cho một liên minh kinh tế tiền tệ. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, Pháp công bố chương trình khôi phục nền công nghiệp. Chương trình đầy tham vọng gồm 34 kế hoạch để hỗ trợ cho mạng lưới công nghiệp Pháp, trong đó quan tâm đặc biệt đến 3 lĩnh vực chiến lược then chốt (năng lượng sạch và môi trường, y tế và công nghệ số). Để thực hiện được tham vọng này, Pháp sẽ tăng đầu tư vào những ngành công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đó là: công nghệ nano, tàu hỏa cao tốc đời mới, xe ô tô điện, công nghệ sinh học, công nghệ tự động… Mục tiêu đề ra là khu vực công nghiệp phải đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc gia. 34 kế hoạch này sẽ đem về thêm cho nền kinh tế Pháp khoảng 45 tỷ euro, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 18 tỷ euro và tạo thêm 475.000 việc làm giai đoạn (2013-2023).
Dự báo, tốc độ tăng trưởng của Pháp sẽ tăng lên trên dưới 1,0% trong năm 2014, thấp hơn dự báo trước đây, một phần do ảnh hưởng tác động của những hạn chế nêu trên và sự chậm trễ dự kiến trong thực hiện chính sách ở các lĩnh vực quan trọng, và ảnh hưởng của sự phục hồi chậm chạp trong năm 2013.
Để thực sự vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, châu Âu cần thực thi chính sách tăng trưởng kinh tế. Thay vì chỉ tập trung vào chiến lược “thắt lưng buộc bụng” làm cho tiêu chuẩn sống của khu vực bị giảm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao và gây ra những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội do những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu chính phủ. Châu Âu cũng cần củng cố lại niềm tin của người dân thông qua các hoạt động trung thực, công khai, minh bạch trong tất cả các số liệu kinh tế của từng chính phủ thành viên. Đặc biệt, chú ý đến thu ngân sách bởi bản chất của nợ công là thâm hụt ngân sách, tiếp đến là phải tiến hành giảm thuế cho người dân.
Những nỗ lực phục hồi tại châu Âu sẽ mất khá nhiều thời gian bởi 17 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải cố gắng để có được những đồng thuận về chính trị và tài chính./.
--------------------------------------
(1) Đức và Pháp: Kinh tế cùng tăng trưởng nhưng tương phản hơn bao giờ hết, Tin kinh tế tham khảo số 1685 (ngày 17-8-2013).
(2) Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh (NIESR)
(3) Pháp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế, Vietnam Economic Times, sô 223 (17-9-2013)
(4) Quốc Trung (2013), Du lịch - động lực tăng trưởng của kinh tế châu Âu (Vietnam Economic Times số 206 (28-8-2013)
(5) Savage là một quần đảo nhỏ, không có người ở, nằm gần giữa quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha và Canary của Tây Ban Nha
(6) Bồ Đào Nha thông báo thêm hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu. Một trong những biện pháp được thông báo là người lao động Bồ Đào Nha không thể nghỉ hưu trước 66 tuổi, giờ làm việc hàng tuần của giới công nhân viên chức nhà nước đang từ 35 giờ phải tăng lên thành 40 giờ. Trong năm tới, Chính phủ sẽ cho 30.000 trên tổng số 700.000 nhân viên nghỉ việc.
Đưa quan hệ Việt Nam và Bulgaria đi vào chiều sâu  (29/10/2013)
Sớm xây Khu Lưu niệm, đặt đường mang tên Đại tướng  (29/10/2013)
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam  (29/10/2013)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21-10 đến ngày 27-10-2013)  (29/10/2013)
Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”  (29/10/2013)
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức  (29/10/2013)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên