Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21-10 đến ngày 27-10-2013)
1. Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIII
Theo Chương trình, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành thời gian cần bổ sung thông qua Hiến pháp, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác; xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách. Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
2. Khai mạc Tuần diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN
Từ ngày 21 đến 24-10, tại Hà Nội, đã diễn ra Tuần diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN (ARDEX-13). ARDEX-13 có sự tham gia của 10 quốc gia ASEAN, các quan sát viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Mỹ, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác. Diễn tập được trình diễn với kịch bản siêu bão “Neptune” đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, làm hàng nghìn người chết và mất tích, hàng vạn người bị ảnh hưởng do nhà cửa bị sập đổ, lũ lụt chia cắt đang cần được hỗ trợ khẩn cấp. Ở cấp độ chiến lược, diễn tập tập trung vào việc thực hành, đánh giá, rà soát các cơ chế để chia sẻ và trao đổi thông tin về thiên tai; yêu cầu đề xuất hỗ trợ; thực hiện đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp và tiếp nhận sự trợ giúp. Ở cấp độ chiến thuật, diễn tập tập trung vào cứu hộ thiên tai và thực hiện cứu trợ do nước chủ nhà Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN tham gia. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn các nước ASEAN phối hợp diễn tập theo các kịch bản cụ thể và hỗ trợ y tế tại hiện trường như: sơ tán, cứu trợ nhân dân vùng ngập lụt; tìm kiếm cứu nạn trong công trình bị sập đổ; tìm kiếm cứu nạn trong sự cố hóa chất; bệnh viện dã chiến.
3. Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 6
Từ ngày 21 đến ngày 26-10, Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 6 đã diễn ra tại Hà Nội, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Ấn Độ vừa kết thúc thành công “Năm hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ 2012”, đồng thời tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ trong thời gian tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong khuôn khổ Liên hoan, đã diễn ra tọa đàm “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ”, giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ tại Đà Nẵng. Đoàn đại biểu nhân dân Ấn Độ đã tham gia các hoạt động phong phú và ý nghĩa: dâng hương tại Tượng đài Indira Gandi, thăm chùa Trấn Quốc, nơi có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Prasat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1957. Đoàn cũng đã tham quan tìm hiểu về văn hóa Chăm tại Đà Nẵng; thăm địa đạo Củ Chi - di tích lịch sử đã để lại nhiều ấn tượng đối với bạn bè quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh,...
4. Phiên họp toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Ngày 26-10, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 7 thẩm tra báo cáo của Chính phủ về rà soát quy hoạch tổng thể thủy điện theo Nghị quyết số 40/2012/QH của Quốc hội và thẩm tra việc điều chỉnh về chủ trương xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Qua rà soát quy hoạch, Chính phủ đã đồng ý loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do hiệu quả thấp và có nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội; không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Như vậy, cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện, trong đó, đang vận hành 268 dự án, đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017 là 205 dự án trên tổng số 1.239 dự án đã được quy hoạch. Các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho rằng, chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 là một chủ trương lớn, hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế qua 9 năm thực hiện Nghị quyết, có một số thông số kỹ thuật trong Nghị quyết không phù hợp với thực tiễn và với khả năng thực hiện; tiến độ thực hiện dự án chậm do khả năng bố trí nguồn vốn,... Các thành viên Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.
5. Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 10-2013
Ngày 26-10, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 10-2013. Theo đó, trong tháng 10, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng thể chế, ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết pháp luật và lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện, nổi bật là: Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,49%; 10 tháng đầu năm tăng 5,14%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua. Dư nợ tín dụng đến ngày 23-10 ước tăng 6,48%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định. Xuất khẩu tăng trưởng khá cao, 10 tháng ước đạt 108 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước đạt 108,16 tỷ USD, tăng 15,2%; nhập siêu khoảng 187 triệu USD, bằng 0,17% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn nhận định nền kinh tế phục hồi chậm và vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian còn lại của năm không nhiều, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phát huy kết quả đạt được, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tạo đà cho năm 2014 - 2015./.
Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”  (29/10/2013)
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức  (29/10/2013)
Việt Nam tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Australia  (29/10/2013)
Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Costa Rica còn rất lớn  (29/10/2013)
Hơn 586 tỷ đồng cho cai nghiện ma túy đến 2015  (29/10/2013)
FED sẽ giữ nguyên chương trình kích thích kinh tế  (29/10/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay