Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 70 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên và nhà báo từ Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa Áo), Tạp chí Quan điểm toàn cầu (Mỹ), Đại học Monash (Ô-xtrây-li-a), các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các cơ quan báo chí của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các tham luận thống nhất cho rằng, báo chí - truyền thông đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Ngược lại, toàn cầu hóa báo chí - truyền thông cũng mang lại cho các nền báo chí cơ hội tự đổi mới về công nghệ, phương pháp và phương tiện hành nghề. Hội nhập quốc tế về báo chí là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa báo chí - truyền thông cũng tạo ra những thách thức lớn, đặc biệt là về nội dung và văn hóa thông tin. Những thách thức này đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa nền báo chí và đòi hỏi các nhà báo không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp. GS,TS. Gin-gen Grim (Jügen Grimm), Đại học Tổng hợp Viên trong bài tham luận “Truyền thông và sự hình thành tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa - Quan điểm quốc tế về lịch sử ở châu Âu” cho rằng, truyền thông có và cần có vai trò tích cực trong quá trình tạo ra tri thức cho nhân loại, đồng thời xóa đi những nguy cơ bạo lực, làm giàu tính nhân văn trong xã hội. Việc giữ gìn và làm sâu sắc hơn tinh thần nhân văn chính là trách nhiệm của báo chí.
Trên cơ sở làm rõ bản chất của toàn cầu hóa và những thách thức của nó, các nhà khoa học đã đưa ra những gợi mở và giải pháp cho vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ báo chí trong giai đoạn hiện nay. PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong thời kỳ toàn cầu hóa, báo chí đa phương tiện sẽ trở thành xu thế phổ biến. Theo đó, “truyền thông đa phương tiện cũng không phải là một lựa chọn mang tính hình thức, mà đó là yếu tố cần thiết cho việc vận hành hiệu quả một phòng tin hiện đại ngày nay trên cơ sở công nghệ, giúp cho việc tổ chức sản xuất rẻ, không tốn kém”.
Các ý kiến trao đổi của đại biểu xoay quanh hiện trạng và xu hướng phát triển của nền báo chí Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa; quy trình đào tạo cần có sự thích ứng với những thay đổi trong ngành truyền thông. Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các kết quả nghiên cứu, hướng tới việc thúc đẩy sự nghiệp đào tạo và phát triển báo chí ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung./.
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức  (29/10/2013)
Việt Nam tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Australia  (29/10/2013)
Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Costa Rica còn rất lớn  (29/10/2013)
Hơn 586 tỷ đồng cho cai nghiện ma túy đến 2015  (29/10/2013)
FED sẽ giữ nguyên chương trình kích thích kinh tế  (29/10/2013)
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ làm giả hài cốt liệt sỹ  (29/10/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên