Trung - Ấn ký kết thỏa thuận làm giảm căng thẳng biên giới
00:15, ngày 24-10-2013
Ngày 23-10-2013, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực biên giới. Thỏa thuận đạt được là kết quả của những nỗ lực không ngừng giữa 2 cường quốc nhằm phá vỡ bế tắc vốn tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua liên quan đến vùng lãnh thổ mà cả 2 cùng tuyên bố chủ quyền trên dãy Himalaya.
Thỏa thuận trên được ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh sau cuộc họp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 90.000km2 ở khu vực 2 nước đang tranh chấp ở phía đông của dãy Himalaya. Trong khi đó, Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của nước này trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây Himalaya.
Trong lịch sử, 2 nước đã có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày vào năm 1962 khiến mối quan hệ sau đó giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn ở trong trạng thái ngờ vực. Đầu năm nay, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của nước này dưới danh nghĩa tiến hành các hoạt động tuần tra.
Trả lời các phóng viên sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Tôi chắc chắn thỏa thuận biên giới này sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực biên giới của chúng tôi”.
Một quan chức Ấn Độ tuần trước cho biết, thỏa thuận hợp tác quốc phòng biên giới được xây dựng dựa trên các biện pháp xây dựng lòng tin sẵn có và được thiết kế để đảm bảo việc tuần tra dọc đường kiểm soát thực tế (hay còn gọi là đường biên giới chưa phân định) không leo thang thành các cuộc giao tranh.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng cho rằng, “thỏa thuận này sẽ bổ sung thêm các công cụ hiện có để bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới”.
Theo thỏa thuận mới được ký kết, 2 nước sẽ thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới, đảm bảo các cuộc tuần tra này không “bám đuôi” nhau để giảm thiểu khả năng đối đầu và sẽ thực hiện “kiềm chế tối đa” nếu 2 bên đối mặt nhau ở những khu vực có đường biên chưa rõ ràng.
Quân đội 2 nước được bố trí suốt dọc 4.000 km chiều dài biên giới từ cao nguyên Ladakh ở phía Tây đến các khu rừng thuộc Arunachal Pradesh ở phía Đông. Các quan chức của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã đồng ý sẽ thiết lập đường dây nóng để có thể bám sát giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời.
Thỏa thuận về vấn đề biên giới mà các nhà ngoại giao 2 nước đã được gấp rút hoàn thành trước khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, đây chỉ là một bước tiến nhỏ trong mối quan hệ phức tạp Trung - Ấn.
Tháng 5-2013, quân đội 2 nước đã có 3 tuần căng thẳng ở phía Tây dãy Himalaya sau khi quân đội Trung Quốc dựng trại sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 10km. Sự việc này gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ của người dân Ấn Độ, thậm chí họ còn kêu gọi Chính phủ phải có hành động cứng rắn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận việc quân đội nước này đã xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ.
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, đầu tháng này, quan hệ 2 nước một lần nữa lại nổi sóng khi Trung Quốc chỉ đồng ý cấp thị thực rời cho 2 cung thủ Ấn Độ đến từ vùng tranh chấp Arunachal Pradesh khi 2 vận động viên tham gia một giải bắn cung ở Trung Quốc. Để đáp trả, New Delhi đã quyết định tạm ngưng thỏa thuận nới lỏng thị thực nhập cảnh của Ấn Độ với Trung Quốc vào phút chót.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tìm cách xoa dịu căng thẳng khi tuyên bố: “Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nền văn minh lâu đời… Chính phủ của 2 nước chúng tôi có khả năng quản lý những bất đồng ở khu vực biên giới, để vấn đề này không làm ảnh hưởng đến lợi ích tổng thể trong mối quan hệ song phương giữa 2 nước chúng tôi”./.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 90.000km2 ở khu vực 2 nước đang tranh chấp ở phía đông của dãy Himalaya. Trong khi đó, Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của nước này trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây Himalaya.
Trong lịch sử, 2 nước đã có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày vào năm 1962 khiến mối quan hệ sau đó giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn ở trong trạng thái ngờ vực. Đầu năm nay, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của nước này dưới danh nghĩa tiến hành các hoạt động tuần tra.
Trả lời các phóng viên sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Tôi chắc chắn thỏa thuận biên giới này sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực biên giới của chúng tôi”.
Một quan chức Ấn Độ tuần trước cho biết, thỏa thuận hợp tác quốc phòng biên giới được xây dựng dựa trên các biện pháp xây dựng lòng tin sẵn có và được thiết kế để đảm bảo việc tuần tra dọc đường kiểm soát thực tế (hay còn gọi là đường biên giới chưa phân định) không leo thang thành các cuộc giao tranh.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng cho rằng, “thỏa thuận này sẽ bổ sung thêm các công cụ hiện có để bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới”.
Theo thỏa thuận mới được ký kết, 2 nước sẽ thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới, đảm bảo các cuộc tuần tra này không “bám đuôi” nhau để giảm thiểu khả năng đối đầu và sẽ thực hiện “kiềm chế tối đa” nếu 2 bên đối mặt nhau ở những khu vực có đường biên chưa rõ ràng.
Quân đội 2 nước được bố trí suốt dọc 4.000 km chiều dài biên giới từ cao nguyên Ladakh ở phía Tây đến các khu rừng thuộc Arunachal Pradesh ở phía Đông. Các quan chức của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã đồng ý sẽ thiết lập đường dây nóng để có thể bám sát giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời.
Thỏa thuận về vấn đề biên giới mà các nhà ngoại giao 2 nước đã được gấp rút hoàn thành trước khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, đây chỉ là một bước tiến nhỏ trong mối quan hệ phức tạp Trung - Ấn.
Tháng 5-2013, quân đội 2 nước đã có 3 tuần căng thẳng ở phía Tây dãy Himalaya sau khi quân đội Trung Quốc dựng trại sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 10km. Sự việc này gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ của người dân Ấn Độ, thậm chí họ còn kêu gọi Chính phủ phải có hành động cứng rắn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận việc quân đội nước này đã xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ.
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, đầu tháng này, quan hệ 2 nước một lần nữa lại nổi sóng khi Trung Quốc chỉ đồng ý cấp thị thực rời cho 2 cung thủ Ấn Độ đến từ vùng tranh chấp Arunachal Pradesh khi 2 vận động viên tham gia một giải bắn cung ở Trung Quốc. Để đáp trả, New Delhi đã quyết định tạm ngưng thỏa thuận nới lỏng thị thực nhập cảnh của Ấn Độ với Trung Quốc vào phút chót.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tìm cách xoa dịu căng thẳng khi tuyên bố: “Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nền văn minh lâu đời… Chính phủ của 2 nước chúng tôi có khả năng quản lý những bất đồng ở khu vực biên giới, để vấn đề này không làm ảnh hưởng đến lợi ích tổng thể trong mối quan hệ song phương giữa 2 nước chúng tôi”./.
Diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp trong khu vực ASEAN năm 2013  (24/10/2013)
“Báo chí với việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”  (24/10/2013)
Nhiều nội dung sửa đổi Hiến pháp được chỉnh lý hợp lý  (24/10/2013)
Xây dựng cánh đồng mẫu tại Phú Yên qua kinh nghiệm thực tiễn của đồng bằng sông Cửu Long  (22/10/2013)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam  (22/10/2013)
Chủ tịch nước trao quân hàm Thượng tướng Công an  (22/10/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên