Xử lý nghiêm các hành vi can thiệp, bỏ lọt tội phạm
Báo cáo đánh giá công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm do Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trình bày cho thấy, 10 tháng qua, Hà Nội đã phát hiện trên 4.500 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 485 vụ xảy ra từ năm 2012 trở về trước được phát hiện qua công tác điều tra khai thác, mở rộng vụ án; trong số này có 192 vụ trọng án, chiếm 4,2% tổng số vụ phạm pháp hình sự, giảm 36 vụ (15,8%) so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá, phạm pháp hình sự tăng trên địa bàn thành phố chủ yếu do kinh tế có nhiều khó khăn tác động đến đời sống xã hội, tình trạng thất nghiệp gia tăng, sự đổ vỡ của một số tổ chức tín dụng làm phát sinh các mâu thuẫn trong vay nợ, dẫn đến sự gia tăng của các loại tội phạm cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ, cùng với đó là các loại tội phạm xâm phạm sở hữu cũng gia tăng. Số vụ phạm pháp hình sự tăng chủ yếu ở địa bàn các huyện, có đến 25% số vụ trọng án là do các đối tượng tỉnh ngoài đến gây án.
Thời gian qua, tội phạm buôn lậu trên địa bàn Thủ đô cũng diễn biến phức tạp, xuất hiện tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với Việt kiều hồi hương để nhập khẩu, buôn bán ôtô nhằm trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, số vụ phạm pháp hình sự của Hà Nội chiếm 9,5% tổng số vụ phạm pháp hình sự trong cả nước, (trong đó 47% là án trộm cắp), chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh (10,5%). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương phạm pháp hình sự xảy ra nhiều nhất trong cả nước, điều đó cho thấy, đây là địa bàn trọng điểm để các đối tượng tội phạm tập trung gây án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương lực lượng Công an thành phố đã bảo vệ an toàn các vị trí mục tiêu, có nhiều mô hình, nhiều cách làm tốt, tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án cao, xây dựng được thế trận an ninh nhân dân, tạo niềm tin trong dân.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng thời gian qua, hoạt động của tội phạm hình sự ở Hà Nội còn phức tạp, công tác nắm tình hình của lực lượng chuyên trách đôi lúc, đôi nơi chưa nhạy bén kịp thời, còn để xảy ra nhiều vụ trọng án. Phó Thủ tướng nhận định, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là “vùng trũng” của tội phạm. Do vậy, phòng, chống tội phạm phải là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội.
Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần kiểm tra, đôn đốc, tập trung quyết liệt cho công tác này, nhất là phòng ngừa phạm pháp hình sự để xây dựng một xã hội an toàn; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, đặc biệt là vai trò cấp ủy các cấp. Nơi nào phát sinh tội phạm trước hết phải xử lý trách nhiệm trưởng công an phường, trưởng công an quận về hành vi bao che, dung túng tội phạm; phải truy tố trước pháp luật nếu phát hiện có bảo kê, bỏ lọt tội phạm.
Hà Nội cũng cần tiếp tục nhân rộng mô hình tiên tiến trong phong trào phòng chống tội phạm, coi trọng công tác phòng ngừa là chính, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan đoàn thể. Công an Thành phố tiếp tục điều tra khám phá, triệt phá tận gốc các băng nhóm tội phạm về cướp giật, bảo kê, ma túy, đất đai, tài chính ngân hàng, băng nhóm tội phạm xã hội đen. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý Hà Nội cần tập trung quản lý các ngành nghề có điều kiện về an ninh như kinh doanh vũ trường, các hành vi đòi nợ theo kiểu xã hội đen. Cùng với đó, phát động đợt thu gom vũ khí vật liệu nổ, tăng cường công tác quản lý trên các địa bàn, nhất các đối tượng tha tù, ma túy, kịp thời phát hiện nơi ẩn náu của tội phạm; mở đợt cao điểm phòng, chống tội phạm từ nay đến hết Tết Nguyên đán./.
Thủ tướng gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội khóa 13  (21/10/2013)
Chủ tịch nước chúc mừng ngày truyền thống Quân đoàn 1  (21/10/2013)
100 sinh viên xuất sắc được nhận học bổng FUYO  (21/10/2013)
Hà Nội tăng đầu tư tạo việc làm cho người khuyết tật  (21/10/2013)
Khai mạc diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp ASEAN  (21/10/2013)
Đoàn Câu lạc bộ Sức mạnh hữu nghị Newcastle thăm Việt Nam  (21/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên