Đoàn kiểm tra Bộ Chính trị làm việc với Bình Phước
Báo cáo với Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, đồng chí Trần Tuyết Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước đã trình bày tóm tắt về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị từ tháng 5-2011 đến tháng 8-2013.
Theo đó, đối với việc thực hiện Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đã có 5 lãnh đạo Sở, ngành, 146 lãnh đạo cấp huyện, thị xã và 82 lãnh đạo cấp cơ sở được biểu dương, khen thưởng.
Trên thực tế, còn rất nhiều tấm gương điển hình, trong đó nổi bật nhất là Bí thư Thị ủy Phước Long Phạm Hùng Sơn đã có sáng kiến trong việc thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua thực tiễn mang lại hiệu quả.
Nhiều cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị đã gắn thực hiện Chỉ thị 03 với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và chọn những vấn đề còn yếu kém, bức xúc để tập trung khắc phục. Tiêu biểu như ở Chi bộ Phòng Tư pháp huyện Đồng Phú đã rút ngắn việc giải quyết hồ sơ cho người dân từ 5 ngày xuống còn 3 ngày. Huyện ủy Lộc Ninh đã tập trung chỉ đạo xử lý hạn chế trong quy hoạch quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Cơ quan khối Đảng huyện Bù Đăng thực hiện tốt việc “Không uống rượu, bia lúc sáng, lúc trưa, trong giờ làm việc, giao tiếp lịch sự, làm việc, dự họp đúng giờ, đúng hẹn”.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước, Võ Đình Tuyến đã báo cáo tóm tắt việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Theo đó, báo cáo kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bám sát vào 3 nội dung cấp bách nêu trong Nghị quyết và hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gắn với việc làm rõ những vấn đề tồn tại, bức xúc ở địa phương. Trong đó, vừa khẳng định những ưu điểm, vừa xác định rõ những khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân theo 3 nhóm vấn đề; đồng thời nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan, gắn trách nhiệm cá nhân đối với những khuyết điểm, yếu kém của tập thể. Trên cơ sở đó, xác định những việc cần chỉ đạo làm ngay sau kiểm điểm, đồng thời, đề ra các giải pháp khắc phục có tính khả thi.
Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị ghi nhận, đồng tình, thống nhất những ưu điểm, khuyết điểm, giải pháp khắc phục, tình hình sau kiểm điểm của Tỉnh ủy Bình Phước về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;” về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị cho rằng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cần tập trung thực hiện tốt công tác cán bộ, quy chế làm việc, nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, năng lực điều hành của các cấp chính quyền. Việc thực hiện Chỉ thị 03 và Nghị quyết Trung ương 4 tại tỉnh Bình Phước cho thấy các văn bản hướng dẫn ban hành ra rất nhiều, nhưng vẫn còn trình trạng chờ chỉ đạo của cấp trên. Chưa thấy rõ nét, lan tỏa về sự nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đơn vị từ tỉnh đến huyện, xã và dưới cơ sở.
Phát biểu kết luận, Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải, thay mặt Đoàn công tác hoan nghênh và đánh giá cao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã có chuẩn bị các báo cáo công phu và nghiêm túc.
Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải cho rằng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước có quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Nghị quyết. Đặc biệt khi thực hiện nội dung Kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, bước đầu qua đó tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
Ủy viên Bộ Chính trị yêu cầu, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cần tập trung hơn nữa việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm, yếu kém đồng thời phải quyết liệt hơn nữa, chỉ ra được đầu việc, phân công đúng người, bảo đảm tiến độ gắn với kiểm tra, giám sát.
Hàng quý, cấp ủy phải có sơ kết về kết quả thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, báo cáo Ban chấp hành, qua đó góp phần nêu gương cho cấp dưới. Cấp ủy các cấp phải chỉ ra cho được biểu hiện suy thoái là thấy sai không đấu tranh, thấy đúng không bảo vệ, biểu hiện quan liêu, vô cảm với những bức xúc của dân. Tinh thần chung là thực hiện các nhiệm vụ Bộ Chính trị đề ra, để làm sao cho cuối nhiệm kỳ phải tạo ra chuyển biến rõ rệt sau kiểm điểm tự phê bình, phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI).
Về chung quanh các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bình Phước, Đoàn kiểm tra ghi nhận và sẽ xem xét cùng với địa phương kiến nghị với Trung ương nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị ở địa phương./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp 21  (23/09/2013)
Nga, Kyrgyzstan hợp tác quân sự bảo đảm an ninh  (23/09/2013)
Hy Lạp muốn né các biện pháp "thắt lưng buộc bụng"  (23/09/2013)
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (23/09/2013)
Sửa Luật Ngân sách Nhà nước, nâng hiệu quả quản lý  (23/09/2013)
"Có thể nhân rộng viet-phap.vn thành website mẫu"  (23/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam