Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Đan Mạch
Cùng dự Diễn đàn có Thái tử Đan Mạch Frederik cùng lãnh đạo các bộ ngành hai nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vui mừng nhận thấy, những năm qua hợp tác kinh tế giữa hai nước có những bước tiến đáng kể. Kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng, từ gần 320 triệu USD năm 2008 lên gần 470 triệu USD vào năm 2012, tăng 47% so với năm 2008. Về đầu tư, đến nay Đan Mạch có 106 dự án đầu tư đang hoạt động với số vốn đăng ký trên 674 triệu USD, đứng thứ 25 trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, vận tải, kho bãi và bán buôn, bán lẻ.
Chủ tịch nước đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của tất cả các doanh nghiệp Đan Mạch đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chia sẻ với các doanh nghiệp về tình hình phát triển, hợp tác kinh doanh, thương mại và đầu tư tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ Việt Nam nhất quán đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó có các nhà đầu tư Đan Mạch, làm ăn lâu dài, hiệu quả và bền vững ở Việt Nam.
Đan Mạch đang trở thành một đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở Bắc Âu và EU. Thời gian tới, trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa khi Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định Hợp tác Đối tác Toàn diện (PCA) và đang tích cực đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ hướng tới phát triển xanh và bền vững hơn.
Việc Việt Nam thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược với Đan Mạch trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và tăng trưởng xanh là một minh chứng sinh động cho nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với các thách thức toàn cầu và xây dựng một nền kinh tế “xanh” và “sạch” hơn, đồng thời mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hai nước. Bởi vậy, các doanh nghiệp Đan Mạch cần tranh thủ cơ hội để dành vị trí tương xứng trong nền kinh tế Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đan Mạch là nền kinh tế phát triển có nguồn vốn và tiềm lực khoa học - công nghệ phát triển; trong khi Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề và đặc biệt là có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh như ứng dụng năng lượng gió và năng lượng tái tạo, vận tải biển, xây dựng cảng biển, công nghiệp dược, máy móc thiết bị và sản xuất lương thực, chính là những lĩnh vực mà Việt Nam đang cần và mong muốn thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Mặc dù có sự khác biệt lớn giữa hai nước về trình độ phát triển, về thu nhập, nhưng Việt Nam và Đan Mạch là những nền kinh tế có tính bổ sung cao.
Với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đến Việt Nam, các doanh nghiệp Đan Mạch không chỉ hướng tới thị trường của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập và tiêu dùng ngày càng cao, mà còn có cơ hội tiếp cận thị trường của gần 620 triệu dân các quốc gia ASEAN, và là cầu nối đến với các thị trường khác ở châu Á.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng chào đón và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Đan Mạch hoạt động thành công.
Trước đó, Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cũng đã thăm Tòa Thị chính Copenhagen và gặp gỡ Thị trưởng Copenhagen, ngài Frank Jensen. Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao việc nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Đan Mạch, tiếp nối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp hơn 4 thập kỷ qua.
Cùng với những nội dung thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, Thủ đô Hà nội và Copenhagen có nhiều tiềm năng trên mọi lĩnh vực để tăng cường hợp tác. Những thành tựu đạt được của Copenhagen - “thành phố xanh và hạnh phúc” nhất thế giới, là mô hình để Hà Nội nói riêng, các đô thị Việt Nam nói chung học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế.
Chủ tịch nước cũng chứng kiến lễ kí bản ghi nhớ giữa lãnh đạo Thành phố Hà Nội và Copenhagen về hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng hạ tầng, tăng trưởng xanh.
Trong thời gian thăm cấp Nhà nước Đan Mạch, Chủ tịch nước đã thăm Viện Nghiên cứu Thủy công, tiếp lãnh đạo Tập đoàn Carlsbeg; lãnh đạo trường Đại học kinh doanh Niels Brock, thăm nhà máy xử lý nước thải Lynetten, thăm Tập đoàn dược phẩm Novo Nordisk, Đại học Tổng hợp Copenhagen, dự buổi giới thiệu về Ẩm thực Việt Nam do Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch tổ chức.
Cùng ngày, tại Cung điện Fredensborg, Nữ hoàng Đan Mạch Margethe II và Hoàng thân đã chủ trì lễ tiễn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, khép lại các hoạt động thăm cấp Nhà nước Vương quốc Đan Mạch từ ngày 18 đến ngày 20-9./.
Khai mạc Liên hoan Hữu nghị nhân dân Việt Nam - Nhật Bản  (20/09/2013)
Cần làm rõ chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức  (20/09/2013)
Kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản  (20/09/2013)
Điện mừng Thủ tướng Palestine được tái bổ nhiệm  (20/09/2013)
Trao đổi thư mừng dịp kỷ niệm ngoại giao Việt - Nhật  (20/09/2013)
Sớm khắc phục việc chậm ra văn bản hướng dẫn luật  (20/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên