Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 16-8, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang, đồng chí Nguyễn Trọng Đàm đề nghị tỉnh Hà Giang cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Hà Giang cần tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp bà con dân tộc thiểu số ở nông thôn thoát nghèo bền vững.
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác, ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần ưu tiên bố trí nguồn vốn xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Hà Giang để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; đồng thời tăng biên chế cho các tỉnh miền núi nói chung và Hà Giang nói riêng để tổ chức triển khai mô hình cơ quan chuyên trách Chương trình xây dựng nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cấp xã; hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho những xã của các huyện nghèo thuộc chương trình 30a.
Nằm ở vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 6 huyện nghèo trong chương trình 30a của Chính phủ; 123 xã và 93 thôn, bản đặc biệt khó khăn được đầu tư theo chương trình 135.
Hà Giang có 22 dân tộc anh em, trong đó có trên 86% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Là tỉnh nông nghiệp với gần 80% số dân sống ở nông thôn, Đảng bộ tỉnh Hà Giang xác định chủ trương lấy 19 tiêu chí làm định hướng xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Giang đã triển khai thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, việc gì dễ làm trước, việc gì khó làm sau; việc gì không cần tiền làm trước, việc gì cần tiền làm sau; việc cần ít tiền làm trước, việc cần nhiều tiền làm sau. Hà Giang đã huy động mọi nguồn lực xã hội với mục tiêu “Chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Giang đã huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình với tổng nguồn vốn đạt trên 1.930 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương đạt gần 180 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác đạt trên 1.360 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp gần 45 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư đạt trên 140 tỷ đồng. Đặc biệt, bà con các dân tộc thiểu số đã chung tay xây dựng nông thôn mới, tự nguyện hiến gần 450.000m² đất, đóng góp gần 850.000 ngày công lao động, mở mới trên 300km đường giao thông nông thôn.../.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên  (17/08/2013)
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biển, đảo Tổ quốc”  (17/08/2013)
Trung Quốc và Nga cam kết củng cố quan hệ chiến lược  (17/08/2013)
Biểu diễn, giao lưu thư pháp Nhật Bản tại Hà Nội  (17/08/2013)
Việt Nam - Lào xây khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Tuần Châu  (17/08/2013)
Tôn vinh các công an xã và bảo vệ dân phố, cơ quan  (17/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên