Quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan: Bế tắc đã được khai thông?
20:06, ngày 16-08-2013
TCCSĐT - Căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan - vốn luôn là trụ cột chính trong chính sách chống khủng bố của Mỹ kể từ khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 9-11-2001 - kéo dài trong mấy năm qua, cuối cùng cũng được khai thông sau chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) tới I-xla-ma-bát (Islamabad) vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.
Sứ mệnh chủ yếu của ông G. Ke-ry trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Pa-ki-xtan trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ là nhằm “hạ nhiệt” tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa Oa-sinh-tơn và I-xla-ma-bát, đồng thời làm hồi sinh mối quan hệ song phương vốn bị đóng băng sau vụ không kích của Mỹ trên lãnh thổ Pa-ki-xtan năm 2011, làm 24 binh sĩ Pa-ki-xtan thiệt mạng. Và, sứ mệnh này đã được ông G. Ke-ry thực hiện thành công. Mỹ nhất trí sẽ tái xây dựng một quan hệ đối tác đầy đủ với Pa-ki-xtan, trước hết là nối lại cuộc đối thoại chiến lược song phương nhằm thúc đẩy, mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Cuộc đối thoại này sẽ đề cập một loạt vấn đề còn tồn đọng giữa Pa-ki-xtan và Mỹ liên quan đến vấn đề quản lý biên giới, chống khủng bố, thúc đẩy đầu tư tư nhân của Mỹ vào nền kinh tế Pa-ki-xtan...
Bên cạnh đó, hai bên còn thảo luận về hợp tác thương mại, năng lượng, tình hình khu vực, đặc biệt là tình hình sau năm 2014, khi Mỹ rút lực lượng chiến đấu khỏi Áp-ga-ni-xtan thì vấn đề gây tranh cãi về máy bay không người lái của Mỹ ném bom các khu vực bộ lạc ở Pa-ki-xtan sẽ được xử lý như thế nào? Việc Oa-sinh-tơn và I-xla-ma-bát quyết định khôi phục lại các cuộc gặp cấp cao về một loạt chương trình an ninh và phát triển giữa hai nước, vốn được khởi động vào năm 2010, nhưng đã bị đình lại kể từ tháng 11-2011 cho thấy, quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan đã nồng ấm trở lại.
Pa-ki-xtan được xếp vào hàng ngũ những đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ nên kể từ năm 2004, I-xla-ma-bát đã được Oa-sinh-tơn đưa vào danh sách “đồng minh chiến lược ngoài NATO”. Nhờ đó, Pa-ki-xtan đã nhận được hàng tỷ USD tiền viện trợ cùng nhiều loại vũ khí, kỹ thuật quân sự từ Mỹ. Thế nhưng, các mối quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan đã xuống cấp nghiêm trọng trong năm 2011, với một loạt sự kiện xảy ra, trong đó có cái chết của trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen (Osama bin Laden); việc các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sát hại các binh lính Pa-ki-xtan; đặc biệt là việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái tấn công các hang ổ khủng bố trên lãnh thổ Pa-ki-xtan, song lại “giết nhầm” hàng nghìn dân thường vô tội. Theo số liệu thống kê chính thức, từ năm 2004 đến năm 2013, các vụ không kích của Mỹ đã cướp đi 3.460 sinh mạng người dân Pa-ki-xtan. Hơn nữa, các hành động như vậy của Oa-sinh-tơn và NATO không chỉ khiến I-xla-ma-bát cảm thấy chủ quyền đất nước bị xâm phạm mà còn bị khinh thường. Trên thực tế, Pa-ki-xtan đã rất nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố, mạnh tay đầu tư và tổn thất tới 68 tỷ USD, ngoài ra còn mất đi 35.000 người, trong đó có gần 5.000 binh sĩ, nhưng Mỹ vẫn cho rằng Pa-ki-xtan chưa làm hết sức. Vì thế, giờ đây, trong con mắt người dân Pa-ki-xtan, hình ảnh một nước Mỹ văn minh và hùng mạnh đã trở thành “kẻ tội đồ”. Một cuộc khảo sát mới đây của Hãng Nghiên cứu Pew cho thấy, nếu năm 2005, có tới 60% số người Pa-ki-xtan cảm thấy quốc gia của họ đi đúng hướng khi hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, thì giờ đây, có tới hơn 90% số người được hỏi tin rằng đây là sự lựa chọn sai lầm của Pa-ki-xtan.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Oa-sinh-tơn và I-xla-ma-bát rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” thì Chính phủ mới của Pa-ki-xtan do Thủ tướng Na-oa Sa-ríp (Nawaz Sharif) đứng đầu lại cố gắng chứng tỏ sự chuyển hướng chính sách đối ngoại, khiến một số người cho rằng I-xla-ma-bát đang dần “đoạn tuyệt” quan hệ với Mỹ. Minh chứng là ngay sau khi đắc cử Thủ tướng Pa-ki-xtan, ông N. Sa-ríp đã lên đường sang thăm Trung Quốc và ký kết nhiều hợp đồng hợp tác trị giá hàng chục tỷ USD, trong khi đó ông không ngớt lời chỉ trích các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào hang ổ các nhóm khủng bố trên lãnh thổ Pa-ki-xtan.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Thủ tướng Na-oa Sa-ríp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là từ năm 2014 - thời điểm lực lượng liên quân sẽ rút khỏi Áp-ga-ni-xtan. Nếu cuộc chiến chống khủng bố này thất bại, đồng nghĩa với kế hoạch hồi sinh nền kinh tế Pa-ki-xtan của ông N. Sa-ríp bị phá sản. Hơn nữa, đoạn tuyệt với Oa-sinh-tơn có nghĩa là mở cho Ấn Độ, quốc gia không mấy mặn mà trong quan hệ với Pa-ki-xtan, một con đường chính thống để thiết lập mối quan hệ ưu đãi với siêu cường Mỹ. Do đó, ẩn chứa đằng sau những phát biểu có tính “hằn học” của giới chức Pa-ki-xtan về Mỹ, là sự phụ thuộc lẫn nhau khá phức tạp giữa I-xla-ma-bát và Oa-sinh-tơn. Mặc dù các sĩ quan Pa-ki-xtan nhiều quyền lực đã "đủ lông, đủ cánh" và tỏ ra bực tức với Mỹ, song họ vẫn cần tới sự hỗ trợ quân sự đều đặn của cường quốc này để bảo đảm nguồn lợi nhuận cho nền kinh tế vốn đang "ốm yếu" mà giới quan sát dự đoán là sẽ sớm phải nhờ đến một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Bên cạnh đó, hoạt động của hạm đội máy bay chiến đấu F-16 của quân đội Pa-ki-xtan hiện đang phụ thuộc vào các phần mềm điều khiển của quân đội Mỹ.
Chuyên gia Sa-mi-la Chau-ha-ri (Shamila N.Chaudhary), đang làm việc tại Tổ chức Eurasia, nhận định: "Pa-ki-xtan dựa vào Mỹ để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính và các viện trợ khác, trong khi Mỹ sử dụng Pa-ki-xtan để tìm kiếm và tiêu diệt các thủ lĩnh An Kê-đa (al-Qaeda). Thậm chí, sau thời điểm năm 2014, sự tương trợ này vẫn tiếp tục tồn tại". Nhận định này có lẽ hợp lô-gíc, bởi nếu không có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau thì chỉ thông qua một chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry, không thể khôi phục lại được mối quan hệ đồng minh đã mang sắc thái “thù nhiều hơn bạn” này./.
Bên cạnh đó, hai bên còn thảo luận về hợp tác thương mại, năng lượng, tình hình khu vực, đặc biệt là tình hình sau năm 2014, khi Mỹ rút lực lượng chiến đấu khỏi Áp-ga-ni-xtan thì vấn đề gây tranh cãi về máy bay không người lái của Mỹ ném bom các khu vực bộ lạc ở Pa-ki-xtan sẽ được xử lý như thế nào? Việc Oa-sinh-tơn và I-xla-ma-bát quyết định khôi phục lại các cuộc gặp cấp cao về một loạt chương trình an ninh và phát triển giữa hai nước, vốn được khởi động vào năm 2010, nhưng đã bị đình lại kể từ tháng 11-2011 cho thấy, quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan đã nồng ấm trở lại.
Pa-ki-xtan được xếp vào hàng ngũ những đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ nên kể từ năm 2004, I-xla-ma-bát đã được Oa-sinh-tơn đưa vào danh sách “đồng minh chiến lược ngoài NATO”. Nhờ đó, Pa-ki-xtan đã nhận được hàng tỷ USD tiền viện trợ cùng nhiều loại vũ khí, kỹ thuật quân sự từ Mỹ. Thế nhưng, các mối quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan đã xuống cấp nghiêm trọng trong năm 2011, với một loạt sự kiện xảy ra, trong đó có cái chết của trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen (Osama bin Laden); việc các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sát hại các binh lính Pa-ki-xtan; đặc biệt là việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái tấn công các hang ổ khủng bố trên lãnh thổ Pa-ki-xtan, song lại “giết nhầm” hàng nghìn dân thường vô tội. Theo số liệu thống kê chính thức, từ năm 2004 đến năm 2013, các vụ không kích của Mỹ đã cướp đi 3.460 sinh mạng người dân Pa-ki-xtan. Hơn nữa, các hành động như vậy của Oa-sinh-tơn và NATO không chỉ khiến I-xla-ma-bát cảm thấy chủ quyền đất nước bị xâm phạm mà còn bị khinh thường. Trên thực tế, Pa-ki-xtan đã rất nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố, mạnh tay đầu tư và tổn thất tới 68 tỷ USD, ngoài ra còn mất đi 35.000 người, trong đó có gần 5.000 binh sĩ, nhưng Mỹ vẫn cho rằng Pa-ki-xtan chưa làm hết sức. Vì thế, giờ đây, trong con mắt người dân Pa-ki-xtan, hình ảnh một nước Mỹ văn minh và hùng mạnh đã trở thành “kẻ tội đồ”. Một cuộc khảo sát mới đây của Hãng Nghiên cứu Pew cho thấy, nếu năm 2005, có tới 60% số người Pa-ki-xtan cảm thấy quốc gia của họ đi đúng hướng khi hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, thì giờ đây, có tới hơn 90% số người được hỏi tin rằng đây là sự lựa chọn sai lầm của Pa-ki-xtan.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Oa-sinh-tơn và I-xla-ma-bát rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” thì Chính phủ mới của Pa-ki-xtan do Thủ tướng Na-oa Sa-ríp (Nawaz Sharif) đứng đầu lại cố gắng chứng tỏ sự chuyển hướng chính sách đối ngoại, khiến một số người cho rằng I-xla-ma-bát đang dần “đoạn tuyệt” quan hệ với Mỹ. Minh chứng là ngay sau khi đắc cử Thủ tướng Pa-ki-xtan, ông N. Sa-ríp đã lên đường sang thăm Trung Quốc và ký kết nhiều hợp đồng hợp tác trị giá hàng chục tỷ USD, trong khi đó ông không ngớt lời chỉ trích các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào hang ổ các nhóm khủng bố trên lãnh thổ Pa-ki-xtan.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Thủ tướng Na-oa Sa-ríp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là từ năm 2014 - thời điểm lực lượng liên quân sẽ rút khỏi Áp-ga-ni-xtan. Nếu cuộc chiến chống khủng bố này thất bại, đồng nghĩa với kế hoạch hồi sinh nền kinh tế Pa-ki-xtan của ông N. Sa-ríp bị phá sản. Hơn nữa, đoạn tuyệt với Oa-sinh-tơn có nghĩa là mở cho Ấn Độ, quốc gia không mấy mặn mà trong quan hệ với Pa-ki-xtan, một con đường chính thống để thiết lập mối quan hệ ưu đãi với siêu cường Mỹ. Do đó, ẩn chứa đằng sau những phát biểu có tính “hằn học” của giới chức Pa-ki-xtan về Mỹ, là sự phụ thuộc lẫn nhau khá phức tạp giữa I-xla-ma-bát và Oa-sinh-tơn. Mặc dù các sĩ quan Pa-ki-xtan nhiều quyền lực đã "đủ lông, đủ cánh" và tỏ ra bực tức với Mỹ, song họ vẫn cần tới sự hỗ trợ quân sự đều đặn của cường quốc này để bảo đảm nguồn lợi nhuận cho nền kinh tế vốn đang "ốm yếu" mà giới quan sát dự đoán là sẽ sớm phải nhờ đến một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Bên cạnh đó, hoạt động của hạm đội máy bay chiến đấu F-16 của quân đội Pa-ki-xtan hiện đang phụ thuộc vào các phần mềm điều khiển của quân đội Mỹ.
Chuyên gia Sa-mi-la Chau-ha-ri (Shamila N.Chaudhary), đang làm việc tại Tổ chức Eurasia, nhận định: "Pa-ki-xtan dựa vào Mỹ để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính và các viện trợ khác, trong khi Mỹ sử dụng Pa-ki-xtan để tìm kiếm và tiêu diệt các thủ lĩnh An Kê-đa (al-Qaeda). Thậm chí, sau thời điểm năm 2014, sự tương trợ này vẫn tiếp tục tồn tại". Nhận định này có lẽ hợp lô-gíc, bởi nếu không có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau thì chỉ thông qua một chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry, không thể khôi phục lại được mối quan hệ đồng minh đã mang sắc thái “thù nhiều hơn bạn” này./.
Phải chăng ở Việt Nam hiện nay không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo?  (16/08/2013)
Sinh ra từ Quân đội, phát triển vì Quân đội  (16/08/2013)
Trao tặng danh hiệu Anh hùng cho Ban Giao bưu vận và Ban Thông tin liên lạc Trung ương Cục miền Nam  (15/08/2013)
Tiếp tục phiên họp thứ 20 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/08/2013)
Việt Nam là hình mẫu về phòng chống tội phạm, ma túy  (15/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên