"Hải Dương cần quan tâm đến việc thu hút đầu tư"
Sáng 2-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương đã nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 9,8%; năm 2011 đạt 9,3% và năm 2012 tăng 9,4%.
Sáu tháng đầu năm 2013, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực; trong đó GDP tăng 7,2%; thu ngân sách tăng 34%; xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và tăng 36,2% so với cùng kỳ... Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Năm 2013, tỉnh Hải Dương phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5%; xuất khẩu tăng 12%; thu ngân sách tăng 16%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33,6 triệu đồng... Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ Đông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh...
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương đã phát huy truyền thống, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, đặc biệt trong sáu tháng đầu năm 2013, kinh tế của tỉnh phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng với lợi thế là tỉnh đồng bằng và hạ tầng tốt nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Dương chậm, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (7%)…
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hải Dương bám sát Nghị quyết của Trung ương, phát huy tiềm năng lợi thế về hạ tầng, nguồn nhân lực, chủ động hơn nữa trong tìm ra các cách làm năng động, sáng tạo để đưa Hải Dương phát triển nhanh và bền vững hơn. Hải Dương cần quyết liệt thực hiện tái cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý trong nông nghiệp, Hải Dương cần phát triển theo hướng quy mô lớn, liên kết chặt chẽ trong sản xuất, gắn với công nghiệp chế biến, mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, ứng dụng sâu khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi... Bên cạnh đó, Hải Dương cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp nhất là phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh và có giá trị gia tăng lớn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý phát triển sản xuất công nghiệp phải hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Hải Dương chú trọng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi; quyết liệt trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới bởi đây chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; coi trọng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. Tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các chính sách chăm lo cho an sinh xã hội, giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân...
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Hải Dương liên quan đến chủ trương đầu tư, hỗ trợ kinh phí thực hiện một số hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế... trọng điểm của tỉnh./.
Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp  (01/08/2013)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước được đánh giá cao  (01/08/2013)
Chủ tịch nước gửi thư khen đội tuyển Toán Việt Nam  (01/08/2013)
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ được tổ chức trang trọng  (01/08/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản  (01/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên