Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
TCCSĐT - Chiều 1-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Toshimitsu Motegi đang thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 3-7-2013.
Hoan nghênh kết quả làm việc giữa Bộ trưởng Motegi với một số bộ, ngành của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tích cực triển khai các thỏa thuận hợp tác, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Vui mừng trước mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam đặc biệt coi trọng hợp tác với Nhật Bản và mong muốn cùng với Nhật Bản thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, lao động… trên tinh thần hợp tác tin cậy, cùng có lợi.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt con số ấn tượng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản sang đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục tăng ODA cho Việt Nam đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục - đào tạo. Đồng thời tập trung triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, hợp tác khai thác đất hiếm…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Chính phủ Nhật Bản tiếp tục quan tâm để hai bên sớm hoàn thành và triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động của 6 ngành công nghiệp được lựa chọn trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Motegi bày tỏ vui mừng đến thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước đang tích cực triển khai các hoạt động của năm hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam. Thông báo về kết quả làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam, Bộ trưởng Motegi khẳng định Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư… Bộ trưởng Motegi cho biết trong chuyến thăm này, hai bên đã thảo luận cụ thể 15 lĩnh vực hợp tác, nhất là phát triển công nghiệp phụ trợ, năng lượng, y tế, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường…
* Cùng ngày (1-7), tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Toshimitsu Motegi cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá cao và cảm ơn những đóng góp tích cực của Bộ METI cũng như Chính phủ Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và thương mại. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Motegi là một điểm nhấn có ý nghĩa trong Năm Hữu nghị Việt - Nhật (năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản) và sẽ tạo cơ hội thuận lợi để hai bên thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện trong thời gian tới.
Bộ trưởng Motegi cảm ơn sự tiếp đón chu đáo của Bộ Công Thương dành cho đoàn và bày tỏ sự vui mừng khi có dịp tới thăm và làm việc tại Việt Nam. Tiếp đó, Bộ trưởng Motegi cùng đại diện một số doanh nghiệp trong đoàn công tác đã trình bày về những nội dung phía Nhật Bản quan tâm như: Đề án Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Cơ chế tín dụng bù trừ carbon song phương; Ứng dụng mô hình Cộng đồng thông minh; Hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ điện hạt nhân vì mục đích hòa bình, thăm dò khai thác và chế biến sâu đất hiếm; Hợp tác trong các cuộc đàm phán TPP, RCEP.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có những trả lời cụ thể đối với những đề xuất của phía Nhật Bản. Đồng thời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng kiến nghị Bộ METI và Chính phủ Nhật Bản tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong các nội dung hợp tác năng lượng, công nghiệp và thương mại, cụ thể như: ứng dụng công nghệ điện hạt nhân vì mục đích hòa bình, thăm dò khai thác và chế biến sâu đất hiếm, dầu khí, than, hóa chất, sở hữu trí tuệ, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận thương mại song phương, hợp tác trên các diễn đàn đa phương…
Hai Bộ trưởng nhất trí trong thời gian tới sẽ củng cố và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ, góp phần đưa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới.
Kết thúc buổi hội đàm, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Toshimitsu Motegi đã cùng chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp Nhật Bản (Toshiba, Forval, Azusa, Espad) và các doanh nghiệp Việt Nam (Hanel, Cocomo) về Dự án Khu đô thị - công viên công nghệ phần mềm Hà Nội./.
Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh  (01/07/2013)
Từ 1-7: Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết không quá 12 giờ/ngày  (01/07/2013)
Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Cuba  (01/07/2013)
Quan hệ Việt Nam và Montenegro phát triển tích cực  (01/07/2013)
Việt Nam - Lào hợp tác về lao động và phúc lợi xã hội  (01/07/2013)
Liên minh châu Âu đón chào thành viên mới  (01/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên