Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 26-1 - 1-2-2009)
1. Mỹ sẽ tiếp tục giải quyết những điểm nóng trên thế giới.
Ngày 27-1-2009, trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, tân Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn tuyên bố Mỹ có "rất nhiều sai lầm cần khắc phục" đối với vị thế quốc tế của mình sau những năm tháng dưới thời cựu Tổng thống Bu-sơ. Tuy nhiên, thế giới "đang yên tâm hơn" với Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Theo bà, Chính quyền Ô-ba-ma chủ trương quốc phòng, ngoại giao và viện trợ phát triển là những trụ cột chính trong chính sách đối ngoại mới. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng không nên đoạn tuyệt hoàn toàn với di sản sau 8 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Bu-sơ như các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tiến trình tái thiết I-rắc. Về vấn đề I-ran, Ngoại trưởng Clin-tơn kêu gọi Tê-hê-ran thể hiện "sự sẵn sàng tham gia có ý nghĩa" đối với cộng đồng quốc tế và cho biết một phái viên Mỹ sẽ tham gia các cuộc đối thoại đa phương về chương trình hạt nhân của nước này. Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện hơn với Trung Quốc trong những vấn đề lớn trên thế giới trong bối cảnh có nhiều cơ hội hợp tác phát triển giữa hai nước.
2. Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô thăm chính thức Liên bang Nga.
Ngày 18-1-2009, nhận lời mời của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô (Raul Castro) bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Nga. Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô khẳng định Cu-ba và Nga chủ trương phát triển và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, thắm tình anh em và hợp tác cùng có lợi. Hai nước đã tích luỹ được kinh nghiệm lớn và tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ được tăng cường và củng cố hơn nữa. Cu-ba lên án kế hoạch của NATO xích lại gần các đường biên giới phía Tây của Liên bang Nga và âm mưu thay đổi tương quan lực lượng tại châu Âu. Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô nêu rõ, Cu-ba là một trong những nước đầu tiên ủng hộ Liên bang Nga trong cuộc phản công tại Nam Ô-xê-ti-a và lên án những âm mưu nhằm đe doạ hoà bình và ổn định tại khu vực Cáp-ca-dơ. Cu-ba và Nga tích cực ủng hộ ý tưởng thành lập thế giới đa cực nhằm bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế. Cu-ba đánh giá cao thực tế nước Nga đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
3. I-rắc bắt đầu đợt bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử cấp tỉnh.
Ngày 28-1-2009, I-rắc mở đầu giai đoạn đầu của cuộc bầu cử cấp tỉnh mang tính bước ngoặt của nước này. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên ở I-rắc kể từ năm 2005.
Khoảng 614.000 cảnh sát, binh sĩ, bệnh nhân và tù nhân đã đăng ký đi bỏ phiếu tại 1.672 địa điểm bầu cử, được mở cửa từ 7 giờ sáng (giờ địa phương) và đóng cửa lúc 17 giờ cùng ngày. Cuộc bầu cử này được Oa-sinh-tơn và Bát-đa coi là một bước đi quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định trước tình trạng bất ổn khi quân Mỹ chuẩn bị đẩy nhanh kế hoạch rút quân khỏi I-rắc trước năm 2011. Với sự giúp đỡ của Liên hợp quốc, I-rắc tiến hành bầu cử ở 14 trong số 18 tỉnh ở nước này. Khoảng 15 triệu cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu để bầu 440 quan chức lãnh đạo các hội đồng tỉnh. Các hội đồng này có trách nhiệm đề cử các tỉnh trưởng và phải chịu trách nhiệm về các dự án tài chính và tái thiết ở các khu vực của họ, trong khi các lực lượng an ninh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương.
4. Khai mạc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2009.
Ngày 28-1-2009, với chủ đề “Định hình thế giới sau khủng hoảng", Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thường niên năm 2009 lần thứ 39 khai mạc tại Đa-vốt, (Thụy Sĩ), với sự tham dự của hơn 2.500 đại biểu đến từ 96 nước trên thế giới, hơn 40 nguyên thủ nhà nước và quốc gia, 60 bộ trưởng tài chính, ngoại giao, thương mại và năng lượng, các nhà lãnh đạo của hơn 30 tổ chức quốc tế, các nhà lãnh đạo kinh doanh và khoảng 1.000 đại diện các công ty lớn trên toàn thế giới. Chương trình nghị sự của hội nghị gồm 6 phần: thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống tài chính và phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu; đảm bảo việc điều hành có hiệu quả ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu; giải quyết những thách thức về bền vững và phát triển; định hình các giá trị và các nguyên tắc lãnh đạo cho một thế giới sau khủng hoảng; tạo ra đợt sóng phát triển mới thông qua đổi mới, khoa học và kỹ thuật; và hiểu biết những hàm ý về các mô hình kinh doanh công nghiệp.
5. Chiến sự tái bùng phát ở dải Ga-da.
Ngày 29-1-2009, hơn 10 ngày sau khi đơn phương tuyên bố ngừng bắn, máy bay I-xra-en đã bắn phá một cơ sở sản xuất vũ khí ở phía nam Dải Ga-da, vùng lãnh thổ Pa-le-xtin do Phong trào Hồi giáo Ha-mat kiểm soát. Vụ tấn công diễn ra sau khi một nhóm vũ trang có liên hệ với Phong trào Pha-ta của Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát bắn một quả rốc-két sang miền Nam I-xra-en. Đây là quả rốc-két đầu tiên bắn sang I-xra-en kể từ khi Nhà nước Do Thái và Ha-mat kêu gọi thực hiện thỏa thuận ngừng bắn lâu dài sau khi I-xra-en đơn phương chấm dứt cuộc chiến kéo dài 22 ngày ở Dải Ga-da làm gần 1.300 người Pa-le-xtin thiệt mạng
6. Nhật Bản và Hàn Quốc thúc đẩy đàm phán sáu bên.
Ngày 29-1-2009, tại thủ đô Xơ-un, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Nhật Bản A-ki-ta-ca Xa-i-ki (Akitaka Saiki) hội đàm với trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Kim Xúc (Kim Sook) nhằm tìm cách khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề giải giáp hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Hai ông Xa-i-ki và Kim Xúc đã trao đổi một loạt quan điểm về các cuộc đàm phán sáu bên. Hiện một nhóm chuyên gia Hàn Quốc đang cân nhắc việc mua lại các thanh nhiên liệu chưa sử dụng của Triều Tiên như một phần trong nỗ lực nhằm vô hiệu hoá các nhà máy sản xuất plutoni của Bình Nhưỡng theo một thoả thuận sáu bên đạt được năm 2007. Trước đó, Xơ-un đã bày tỏ quan điểm muốn sử dụng những thanh nhiên liệu này trong các lò phản ứng hạt nhân dân sự của họ. Trong một diễn biến liên quan, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Nga A-lếch-xây Bô-rô-đa-kin (Alexei Borodavkin) đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pác Ui Chơn (Pak Ui-chun). Dự kiến, tại Bình Nhưỡng, ông Bô-rô-đa-kin cũng sẽ hội đàm với trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên về việc giải giáp hoạt động hạt nhân của nước này.
7. Gru-di-a: Phe đối lập đòi Tổng thống Sa-a-ca-svi-li từ chức.
Ngày 29-1-2009, hơn 10 chính đảng và tổ chức đối lập Gru-di-a đã ký tuyên bố chung đòi Tổng thống Mi-kha-in Sa-a-ca-svi-li từ chức, tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn và coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để đưa Gru-di-a thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong số lãnh đạo những chính đảng đối lập ký tuyên bố chung trên đây có cựu ứng cử viên tổng thống Đa-vít Gam-crê-lít-de (David Gamkrelidze - đảng "Cánh hữu Mới"), cựu Ngoại trưởng Xa-lô-mê Du-ra-bi-svi-li (Salome Zurabishvili-đảng "Con đường Gru-di-a"), các đại diện của đảng Cộng hoà, Công đảng, Phong trào Dân chủ/Gru-di-a thống nhất (do cựu Chủ tịch Quốc hội Ni-nô Bua-gia-nát-de (Nino Burdjanadze) làm Chủ tịch) v.v. Tuyên bố chung vạch rõ chính sách của chính quyền mới do Tổng thống Sa-a-ca-svi-li đứng đầu đã đẩy Gru-di-a lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện và ngày càng sâu sắc thêm. Vì vậy, cần phải thay đổi chính quyền bằng con đường hợp pháp, buộc Tổng thống Sa-a-ca-svi-li từ chức và tiến hành bầu cử tổng thống mới một cách dân chủ để tìm biện pháp hữu hiệu đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
8. Diễn đàn xã hội thế giới kêu gọi cải tổ chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Ngày 29-1-2009, trong khuôn khổ Diễn đàn xã hội thế giới đang diễn ra tại thành phố Bê-lêm (Belem, Bra-xin), lãnh đạo các nước Nam Mỹ đã kêu gọi các nước tiến hành cuộc cải tổ chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vét (Hugo Chavez) và Tổng thống Ê-cu-a-đo Ra-pha-ên Cô-rê-a (Rafael Correa) nêu rõ chủ nghĩa tư bản đang trong cơn khủng hoảng và cho rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ phải chịu trách nhiệm đã gây nên ''cơn bão'' tài chính toàn cầu hiện nay. Theo ông Cha-vét, nghèo khổ và thất nghiệp đang gia tăng, thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Vì thế, theo các nhà lãnh đạo cánh tả ở Nam Mỹ, cần nhanh chóng tiến hành một cuộc cải tổ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu.
9. Triều Tiên hủy bỏ các thỏa thuận chính trị và quân sự với Hàn Quốc.
Ngày 30-1-2009, CHDCND Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận chính trị và quân sự với Hàn Quốc, bao gồm thỏa thuận về biên giới trên biển nhằm chấm dứt tình trạng đối đầu về chính trị và quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Tuyên bố trên của Ủy ban vì sự thống nhất hòa bình Triều Tiên cáo buộc Xơ-un đẩy quan hệ hai miền Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh. Ủy ban cho rằng, Hàn Quốc đã “hủy bỏ không thương tiếc” những thỏa thuận đạt được tại các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và 2007, nên Triều Tiên thấy rằng "không cần thiết phải tiếp tục tuân thủ những thỏa thuận giữa hai miền". Cùng ngày, sau tuyên bố trên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thề sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ sự vi phạm nào trên đường biên giới biển. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, quân đội Hàn Quốc đã tăng cường giám sát trên biên giới. Phát biểu trên truyền hình tối 30-1-2009, Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc (Lee Myung-bak) tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi lập trường cứng rắn trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Ông nhấn mạnh Triều Tiên cần phải thấy rõ Hàn Quốc là quốc gia duy nhất thực sự quan tâm cũng như đem lại sự giúp đỡ có hiệu quả đối với Triều Tiên.
10. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết thúc đẩy quan hệ song phương.
Ngày 30-1-2009, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, bày tỏ sẵn sàng hợp tác hơn nữa để thúc đẩy các mối quan hệ song phương cũng như cùng nhau đối phó với các thách thức của thế giới. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng đẩy mạnh đối thoại và sự tin cậy lẫn nhau cũng như mở rộng hợp tác với Mỹ nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu và thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ phát triển bền vững. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma cho rằng, đẩy mạnh các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác song phương không chỉ có lợi cho hai nước Mỹ - Trung mà còn cho thế giới. Liên quan các vấn đề quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, cần thúc đẩy cuộc đàm phán 6 bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Ô-ba-ma còn thảo luận các vấn đề như chương trình hạt nhân của I-ran, tình hình bất ổn tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan, các hoạt động chống khủng bố, cấm phổ biến hạt nhân và tình trạng biến đổi khí hậu.
11. Chính trường Thái Lan lại căng thẳng.
Ngày 31-1-2009, gần 30.000 người biểu tình áo đỏ thuộc Mặt trận dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD) bao vây Tòa nhà Chính phủ Thái Lan đã rút lui và trở về khu vực Sa-nam Lu-ang sau khi các lãnh đạo biểu tình công bố yêu sách 4 điểm, gồm đòi chính phủ của Thủ tướng A-bi-xít (Abhisit Vejjajiva) phải trừng phạt Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) theo pháp luật, sa thải Ngoại trưởng Ca-xít Pi-ro-mi-a (Kasit Piromya), khôi phục Hiến pháp 1997 để thay thế Hiến pháp 2007 và giải tán Hạ viện để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử mới. UDD tuyên bố những người biểu tình sẽ quay trở lại nếu trong vòng 15 ngày tới, chính phủ không đáp ứng các yêu sách trên. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Đa-vốt (Thụy Sỹ), Thủ tướng A-bi-xít nói, ông tin rằng công chúng trong nước đã chán ngấy các cuộc biểu tình của phe đối lập cũng như sự chia rẽ và xung đột đồng thời mong muốn đất nước đi lên. Ông cho rằng đối với chính phủ của ông, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tạo ra "nhiều nguy cơ hơn" so với các cuộc biểu tình.
12. Hội nghị thượng đỉnh thường niên châu Phi.
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua gói kích cầu kinh tế  (02/02/2009)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 26-1 đến 1-2-2009)  (02/02/2009)
Biểu tình do khủng hoảng việc làm ở châu Âu  (02/02/2009)
Mít-tinh trọng thể kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930-3-2-2009)  (02/02/2009)
Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay  (02/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên