Hà Nội bàn giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm có đặc thù là “một di tích sống”, nên trong quá trình quản lý, bảo tồn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, bất cập; trong đó có nhiều vấn đề vượt quá khả năng, thẩm quyền của thị xã Sơn Tây.
Trong thời gian qua, UBND thị xã Sơn Tây, xã Đường Lâm và các đơn vị liên quan đã có nhiều cố gắng trong việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm theo Luật Di sản Văn hóa và Luật Xây dựng. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo tồn di tích còn nhiều hạn chế và bất cập: chưa hoàn thiện Quy hoạch và các cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn di tích; người dân vẫn chưa được hưởng quyền lợi tốt nhất từ việc phát huy giá trị của làng cổ; mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, nhất là việc xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình nhà ở bị xuống cấp… dẫn đến bức xúc của một bộ phận các hộ dân đang sinh sống tại di tích.
Những tồn tại trên bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan do nguồn lực đầu tư hạn hẹp, đây là mô hình và phương thức bảo tồn làng cổ đầu tiên, chưa có tiền lệ nên rất khó khăn. Mặt khác, nguyên nhân chủ quan là do công tác chỉ đạo của UBND thị xã Sơn Tây, UBND xã Đường Lâm còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt; chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa các sở, ban, ngành thành phố; ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích của một số ít người dân chưa cao.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại và tiếp tục thực hiện tốt Dự án bảo tồn di tích làng cổ Đường Lâm, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài. UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu thị xã Sơn Tây, các sở, ban, ngành nhanh chóng tổ chức đối thoại, gặp gỡ, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của nhân dân về công tác bảo tồn di tích; trong phạm vi thẩm quyền được giao, giải quyết ngay những vấn đề nhân dân đang bức xúc; những vấn đề khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền khẩn trương báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét giải quyết.
Trong buổi làm việc sáng 21-5, đại diện các nhà khoa học về bảo tồn di sản, Cục chức năng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các sở thuộc thành phố Hà Nội đã nêu những ý kiến, giải pháp gìn giữ được giá trị cốt lõi của Làng cổ. Đại diện của các hộ dân ở Đường Lâm cũng nêu những mong muốn các cấp chính quyền sớm xem xét đưa ra những giải pháp nhằm sớm bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương./.
Việt Nam đoạt giải tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật quốc tế  (21/05/2013)
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch bệnh với quốc tế  (21/05/2013)
Bắc Ninh: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  (21/05/2013)
Lào Cai chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh  (21/05/2013)
Lào Cai chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh  (21/05/2013)
Thời cuộc tạo xu thế  (21/05/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay