Khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII
Dự phiên khai mạc, có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu và Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Ðảm; nhiều vị khách mời; các vị đại biểu Quốc hội các khóa trước; đại diện các đoàn ngoại giao tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Kỳ họp thứ 5 có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tích cực phối hợp, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung của kỳ họp theo đúng chương trình, tiến độ đã đề ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội được tiến hành trong lúc tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững; kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Năm tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm trước; lạm phát được kiềm chế, giá cả ổn định, lãi suất giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng khá; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều khó khăn thách thức còn hiển hiện, các lĩnh vực kinh tế tiếp tục gặp khó khăn; việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu chậm được giải quyết; tồn kho hàng hóa và bất động sản còn lớn; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiếp tục tăng; việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đoàn kết một lòng, có những giải pháp tích cực và đồng bộ, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho những năm sau; các đại biểu Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.
Tại Kỳ họp này, trong hơn 1 tháng làm việc (từ 20-5 đến 22-6), Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng: Tiếp tục cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi); tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; thông qua 10 dự án luật và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2013 của Quốc hội và cho ý kiến về 7 dự án luật khác.
Quốc hội cũng sẽ dành thời gian giám sát chuyên đề “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012;” xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư Quốc hội khóa XIII; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Tại phiên khai mạc, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012; tình hình thực hiện nhiệm vụ bốn tháng đầu năm và những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành trong những tháng còn lại của năm 2013.
Theo Báo cáo bổ sung trong 4 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có những chuyển biến tích cực, an ninh trật tự được bảo đảm.
Cụ thể, giá tiêu dùng tháng 4-2013 tăng 2,41% đạt mục tiêu thấp hơn năm trước và đây là mức tăng thấp nhất từ 4 năm qua; thị trường vàng được quản lý theo cơ chế mới ổn định hơn; xuất khẩu tăng 16% cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 17%; việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả bước dầu; việc tái cơ cấu ngành ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực...
Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu phát triển còn chậm, chưa vững chắc, tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó: Sức ép lạm phát còn cao; bất ổn kinh tế vĩ mô lớn; việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý như xăng, điện... theo cơ chế thị trường còn chậm; nợ xấu còn cao; những biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh còn chậm đi vào cuộc sống, số lượng các doanh nghiệp giải thể còn lớn; thị trường bất động sản tăng trưởng chậm; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân; phát triển giáo dục còn yếu, tình trạng dạy thêm còn tràn lan; tình trạng vi phạm y đức, quá tải trong ngành y tế còn nhiều bức xúc...
Về an ninh trật tự, việc ngăn chặn thông tin phản động còn nhiều bất cập; tình trạng khiếu kiện đông người còn xảy ra; tai nạn giao thông còn ở mức cao; tình hình tội phạm còn phức tạp...
Qua đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ đưa ra những kế hoạch giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm anh ninh trật tự xã hội trong những tháng còn lại của năm 2013.
Cũng tại Kỳ họp sáng nay, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Ðảm trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Trong buổi chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh.
Cuối phiên làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh.
Trước phiên khai mạc, các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc hội đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó, Quốc hội họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của Kỳ họp./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/05/2013)
"Bảo hiểm y tế là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ"  (19/05/2013)
Cử tri gửi tới Quốc hội 5 vấn đề trọng tâm  (19/05/2013)
Bác Hồ với trí thức trẻ trong phong trào giải phóng dân tộc  (19/05/2013)
Bác Hồ với trí thức trẻ trong phong trào giải phóng dân tộc  (19/05/2013)
Khởi công xây dựng Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi  (19/05/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay